Mã tài liệu: 118836
Số trang: 27
Định dạng: docx
Dung lượng file: 114 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, sự hình thành và phát triển của thị trường tài chính là một vấn đề rất quan trọng. Nếu trong nền kinh tế hàng hoá, thị trường nói chung là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh thì trong nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hoá, tiền tệ – vốn ngày càng trở nên quan trọng. Sự phát triển năng động với tốc độ cao của kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong xã hội. Nói một cách khác thì sự phát triển của kinh tế thị trường làm xuất hiện các chủ thể cần nguồn tài chính. Chủ thể cần nguồn tài chính trước tiên là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước, các hộ gia đình .v.v.. Kinh tế càng phát triển thì quan hệ cung cầu nguồn tài chính lại càng tăng, các hoạt động về phát hành và mua bán lại các giấy tờ có giá cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài chính.
Là một bộ phận của thị trường tài chính, thị trường tiền tệ được chuyên môn hoá đối với các nguồn tài chính được được trao quyền sử dụng ngắn hạn. Tuy nhiên quyền sử dụng các nguồn tài chính được trao cho chủ thể khác sử dụng trong thời hạn bao lâu được gọi là ngắn thì còn phụ thuộc vào mỗi nước. Nhưng thông thường trên thị trường tiền tệ người ta chuyển giao quyền sử dụng nguồn tài chính có thời hạn từ một ngày đến một năm. Chính vì tính chất ngắn hạn đó nên thị trường tiền tệ cung ứng các nguồn tài chính có khả năng thanh toán cao và những người tham dự ít bị rủi ro. Tham gia vào thị trường tiền tệ gồm có rất nhiều chủ thể với những mục đích khác nhau: Chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư, chủ thể kiểm soát hoạt động của thị trường. Trong đó Ngân hàng trung ương là chủ thể quan trọng trên thị trường tiền tệ; Ngân hàng trung ương có nhiệm vụ cung cấp cho hệ thống ngân hàng khả năng thanh toán cần thiết để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế, tương ứng với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Ngân hàng trung ương giám sát hoạt động của các ngân hàng, điều hành vĩ mô thị trường tiền tệ thông qua các công cụ chủ yếu là nghiệp vụ thị trường mở, chính sách chiết khấu, tỉ lệ dự trữ bắt buộc, kiểm soát hạn mức tín dụng, quản lí lãi suất của các ngân hàng thương mại… làm cho chính sách tiền tệ luôn được thực hiện theo đúng mục tiêu của nó
Kết cấu của đề tài:
I.Ngân hàng trung ương
II. Vai trò điều tiết thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước Việt Nam.
III. Một số định hướng và giải pháp để nâng cao vai trò điều tiết thị trường tiền tệ của ngân hàng nhà nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 206
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 196
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 1859
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 33
👁 Lượt xem: 1303
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 303
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 135
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 4
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 16