Mã tài liệu: 129129
Số trang: 32
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Toán kinh tế
Trong một thời gian dài, Chương trình nước sinh hoạt nông thôn với sự tài trợ của UNICEF đã khoan cho nông dân hàng nghìn giếng khoan lắp bơm tay. Tuy nhiên rất nhiều trong số đó đã không còn hoạt động nữa do kỹ thuật. Mặt khác, nghiên cứu của các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng loại hình giếng khoan tay này là một tác nhân gây phá huỷ môi trường rất mạnh, vì do đa số chúng không được xử lý kỹ thuật tốt – chúng là con đường dẫn nước chất lượng xấu ở bên trên xâm nhập xuống tầng nước chính bên dưới, gây phá huỷ chất lượng nước các tầng sâu.
Chính vì tình trạng ấy mà trong những năm gần đây, Trung ương và Thành phố cũng không khuyến khích phát triển mô hình cấp nước cho hộ gia đình bằng các giếng khoan tay nữa. Việc cấp nước sinh hoạt cho công dân ngoại thành được thực hiện bằng mô hình “hệ thống cấp nước tập trung”, còn được gọi là nhà máy nước mini.
Bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, đến nay, toàn huyện Thanh Trì đã xây dựng được hệ thống cấp nước tập trung, không kể nhà máy nước Văn Điển, với tổng công suất là 7900 m3/ng.đ. Các hệ thống này đã giải quyết được một phần nhu cầu nước sinh hoạt của nhân dân trong huyện.
Tuy nhiên, so với dân số hơn 222.598 người thì lượng nước đó vẫn còn thiếu nhiều. Vẫn còn 8 xã “trắng” chưa có hệ thống cấp nước. Với những xã đông dân thì một nhà máy mini là không đủ.
Để giải quyết nhu cầu nước sạch cho nhân dân huyện Thanh Trì thì trong tương lai cần có 13 nhà máy nước mini các quy mô khác nhau nữa.
Như vậy dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại của huyện Thanh Trì trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết.
Qua qúa trình thực tập và nghiên cứu dự án cấp nước sinh hoạt cho một số xã thuộc huyện Thanh Trì, tôi thấy được vai trò quan trọng và tính cấp thiết trong việc phân tích chi phí – lợi ích của dự án này. Vì vậy, tôi xin được nghiên cứu đề tài : “Phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội”.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở khoa học của việc phân tích chi phí – lợi ích của dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã ven đô.
Chương II: Thực trạng của hệ thống cấp nước sinh hoạt ở huyện Thanh Trì, Hà Nội
Chương III: Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng mới các trạm cấp nước sinh hoạt ở 8 xã
thuộc huyện Thanh Trì
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 654
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 739
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 391
⬇ Lượt tải: 16