Mã tài liệu: 117875
Số trang: 136
Định dạng: docx
Dung lượng file: 574 Kb
Chuyên mục: Toán kinh tế
Nông thôn, nơi có dân cư, là địa bàn kinh tế - x• hội và l•nh thổ rộng lớn, có tầm quan trọng chiến lược đối với ổn định và phát triển đời sống. Trong đổi mới, nông thôn lại là nơi thể nghiệm đầu tiên những chính sách và cơ chế mới, tạo bước đột phá đầu tiên và nền tảng ổn định kinh tế, x• hội cho sự nghiệp đổi mới kinh tế, xóa bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp của mô hình kinh tế kế hoạch để chuyển mạnh sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường.
Nhận thức được vị trí, vai trò quan trọng của nông thôn nên Đảng ta đ• có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - x• hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”.
Đối với Hà Tĩnh, là một trong những tỉnh nghèo của cả nước, kinh tế chủ yếu dựa trên nền sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhỏ bé, dịch vụ và giao lưu hàng hóa còn chậm phát triển. Đa số dân cư ở vùng nông thôn, phần lớn làm nông nghiệp. Bởi vậy, phát triển mạnh nông nghiệp, nông dân, nông thôn càng có ý nghĩa quan trọng đối với tỉnh Hà Tĩnh.
Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và các Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ, Hà Tĩnh đ• có nhiều bước chuyển lớn trong việc phát triển kinh tế nông thôn. Nông nghiệp phát triển khá ổn định, năng suất cây trồng, vật nuôi đạt kết quả cao; hạ tầng ở nông thôn đ• bắt đầu được chú trọng đầu tư, công tác xóa đói giảm nghèo được đẩy mạnh và thu được nhiều kết quả, đời sống vật chất, tinh thần của người nông dân được cải thiện.
Tuy nhiên, trước yêu cầu phải đẩy mạnh CNH, HĐH, kinh tế nông thôn (KTNT) ở Hà Tĩnh vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chậm và thiếu vững chắc. Đến nay, cơ cấu lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ cao (trên 69%) và đào tạo đạt kết quả thấp. Kinh tế hàng hóa chậm phát triển, quy mô sản phẩm hàng hóa nhỏ lẻ, chất lượng hàng hóa chưa cao, phần lớn chưa có thương hiệu trên thị trường. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đạt kết quả chưa cao. Các khu, cụm tiểu thủ công nghiệp (TTCN) vắng các nhà đầu tư, làng nghề, ngành nghề nông thôn chưa có chính sách khuyến khích phát triển gặp nhiều khó khăn. Quy hoạch và xây dựng các khu, cụm chăn nuôi có quy mô chưa được tập trung chỉ đạo. Vấn đề đưa cơ khí hóa vào trong các quá trình sản xuất chậm, chế biến sau thu hoạch chưa được đầu tư, sản phẩm của nông dân sản xuất ra, thị trường tiêu thụ khó khăn, thiếu ổn định. Kinh tế hợp tác x• (HTX) lúng túng trong tổ chức sản xuất kinh doanh, lựa chọn mô hình và hiệu quả không cao, kinh tế trang trại giá trị hàng hóa nhỏ.
Kết cấu đề tài:
Chương 1:Cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế nông thôn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Chương 2:Thực trạng kinh tế nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh từ năm 2000 đến nay
Chương 3:Định hướng và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 667
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 649
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 218
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 532
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 219
👁 Lượt xem: 727
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 848
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 136
👁 Lượt xem: 826
⬇ Lượt tải: 17