Mã tài liệu: 141805
Số trang: 43
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Thương mại quốc tế
Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao với liên minh Châu Âu vào ngày 20/10/ 1990, kí hiệp định khung với EU ngày 17/07/1995, cùng với đó Việt Nam là thành viên chính thức của tổ chức thương mại Quốc Tế (WTO) ngày 11/01/2007. Tất cả các sự kiện quan trọng trên chính là yếu tố thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh EU phát triển trên cả ba lĩnh vực : thương mại, đầu tư và viện trợ. Đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại.
Hiện nay EU thực sự là thị trường tiềm năng của Việt Nam. Điều này được thể hiện ở chỗ EU là một trong những trung tâm tiêu thụ lớn trên thế giới, có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa, nhu cầu nhập khẩu hàng năm của EU về những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là rất lớn. Đồng thời chính sách thương mại của EU đối với Việt Nam đang dần hoàn thiện. Hơn nữa EU là khu vực phát triển kinh tế khá ổn định trên thế giới, cùng với sự ra đời của đồng EURO, vị thế của EU ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế. Tại thời điểm này, Việt Nam lại đang thực hiện chiến lược “Công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu”. Do vậy, thị trường EU là môi trường lí tưởng cho các nhà xuất khẩu Việt Nam thể hiên sức mạnh của mình.
Trên thị trường thế giới, hàng thủy sản đựợc xếp vào nhóm sản phẩm cơ bản, luôn trong tình trạng cung không đáp ứng nổi cầu trên quy mô toàn cầu. Trong mấy năm vừa qua, Việt Nam luôn được xếp vào nhóm những nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, tính đến hết năm 2009 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã vượt ngưỡng trên bốn tỷ USD (4,25 tỷ USD, trong đó EU là thị trường tiêu thu lớn nhất chiếm 25.8%). Cơ hội còn rất nhiều, áp lực cạnh tranh cũng rất lớn, nếu muốn trụ vững trên thương trường quốc tế, đặc biệt khi một số nước tham gia xuất khẩu tăng lên và mở rộng năng lực sản xuất, đồng thời các nước nhập khẩu sẽ đưa ra những hàng rào thương mại ngày càng khắt khe hơn mà nhất là những rào cản phi thuế quan của thị trường EU. Để xuất khẩu thủy sản Việt Nam trụ vững trên thương trường thế giới, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản vào hai thị trường lớn này, chúng ta phải làm gì để vượt qua được hàng rào phi thuế quan đó?
Xuất phát từ thực tế nêu trên và là một trong những người quan tâm đến vấn đề này , em tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Những giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường EU”
Kết cấu đề tài:
Phần I : Lý luận chung về hàng rào phi thuế quan và chính sách thương mại của EU
Phần II : Thực trạng xuât khẩu thủy sản của việt nam vào thị trường EU
Phần III : Phương hướng, giải pháp vượt qua hàng rào phi thuế quan nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng thủy sản của việt nam vào thị trường EU
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 45
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 17