Mã tài liệu: 47673
Số trang: 59
Định dạng: docx
Dung lượng file: 300 Kb
Chuyên mục: Thương mại quốc tế
Thương mại quốc tế đã được khẳng định cả về mặt lý luận và thực tiễn, là một trong những yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế, đóng một vai trò quan trọng vào sự thành công của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đặc biệt là lĩnh vực hoạt động xuất khẩu từ lâu đã chiếm một vị trí quan trọng hàng đầu trong sự tồn tại và phát triển kinh tế của mọi quốc gia. Trong xu thế toàn cầu hoá các quan hệ kinh tế, mọi quốc gia muốn phát triển nhanh và bền vững đều phải tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế một cách có hiệu quả dựa vào lợi thế so sánh của mỗi nước.
Trong điều kiện nền kinh tế của nước ta hiện nay cần khẳng định một cách nhất quán: Chiến lược hướng xuất khẩu là định hướng phát triển kinh tế chủ yếu và được coi là quốc sách hàng đầu. Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại hội lần thứ VIII nhấn mạnh: "Giữ vững độc lập tự chủ đi đôi với mở rộng hợp tác quốc tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại. Dựa vào các nguồn lực trong nước là chính đi đôi tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài. Xây dựng một nền kinh tế mở, hội nhập với khu vực và thế giới, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả". Sự phát triển mạnh của xuất khẩu sẽ góp phần giải quyết những nhiệm vụ kinh tế quan trọng. Trước hết có thể thấy xuất khẩu sẽ mang lại nguồn thu nhập ngoại tệ to lớn cho đất nước, góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân ngoại thương và cán cân thanh toán, tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước. Bên cạnh đó xuất khẩu tạo ra khả năng thay đổi cơ cấu kinh tế một cách năng động kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển; tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta.
Cùng với sự phát triển của đất nước, cơ cấu hàng xuất khẩu đã có nhiều thay đổi, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được mở rộng. Thuỷ sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta. Với những lợi thế về địa lý và tài nguyên thiên nhiên mà thuỷ sản Việt Nam đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn và thế mạnh của nước ta.
Nội dung gồm 3 phần:
phần I: Cơ sở lý luận về kinh doanh xuất khẩu hàng hoá trong nền kinh tế thị trường
phần II: phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thuỷ sản trong nền kinh tế quốc dân
phần III: các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh xuất khẩu hàng thuỷ sản trong nền kinh tế thị trường
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 269
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 389
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 16