Mã tài liệu: 146644
Số trang: 64
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Thương mại quốc tế
Trong thời đại ngày nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ trên thế giới đang phát triển như vũ baxo với tốc độ nhanh trên tất cả các lĩnh vực. Sự phát triển của khoa học công nghệ đã làm cho nền kinh tế thế giới có những biến đổi to lớn và sâu sắc đồng thời đẩy nhanh quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới. Chính vì vậy ngày nay hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển đi lên của mỗi quốc gia. Hoà nhập với xu thế này, trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là từ khi tiến hành đổi mới kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng các hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng tại đại hội Đảng VIII đã nhấn mạnh:
“. . . Tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối ngoại với tinh thần Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập phát triển. Hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực. . . ”.
Từ tháng 7/1995, ta đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các nước Đông Nam (ASEAN) ;từ tháng 3/1996, ta là một trong những thành viên sáng lập của diễn đàn Hợp tác á-ÂU (ASEM). Từ tháng 11/1998, ta đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á Thái Bình Dương (APEC)và đang trong quá trình đàm phán để gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO).
Tham gia vào các tổ chức này sẽ tạo điều kiện cho việt Nam sánh vai với các nước trên diễn đàn quốc tế, mở rộng khả năng hợp tác kinh tế và đầu tư cũng như tạo thêm điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng thương mại giữa nước ta với các nước
Tuy nhiên, chúng ta tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới nghĩa là chúng ta phải chấp nhận xu hướng hợp tác trong cạnh tranh. Đây vừa là thời cơ mà ta có thể tận dụng để phát triển đất nước đồng thời cũng là thách thức trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước xung quanh và trên thế giới. Hơn bao giờ hết xuất khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế. Việc mở rộng xuất khẩu để tăng thu nhập ngoại tệ cho tài chính và cho nhu cầu nhập khẩu cũng như tạo cơ sở cho phát triển cơ sở hạ tầng là mục tiêu quan trọng. Nhà nước ta đã và đang thực hiện các chính sách và các biện pháp thúc đẩy các ngành kinh tế theo hướng xuất khẩu, khuyến khích khu vực tư nhân mở rộng xuất khẩu để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu ngoại tệ cho đất nước. Do vậy, xây dựng được các chính sách và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu như thế nào để ta có thể tận dụng được những thuận lợi vượt qua những khó khăn trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hoá đất nước, đưa kinh tế đất nước phát triển bền vững đang là một vấn đề được Nhà nước ta đưa nên hàng đầu.
Kết cấu của đề tài :
ChươngI: Những lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam
Chương II: Thực trạng xuất khẩu hàng hàng hoá trong thời kỳ đổi mới ở Việt nam
Chương III: Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá nước ta hiện nay
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 140
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 39
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16