Mã tài liệu: 27678
Số trang: 47
Định dạng: docx
Dung lượng file: 429 Kb
Chuyên mục: Thuế
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế thì hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Việt Nam đang bước qua hai thập kỷ của công cuộc đổi mới chính sách và cơ chế kinh tế, trong đó hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế đã trở thành một yêu cầu tất yếu, một trong những nguồn lực để thưc hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Hội nhập kinh tế đang được coi là trào lưu mới thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của các nước đang phát triển tiếp cận với thị trường tiềm năng về tiền của, về công nghệ của các nước tiến nhằm đảm bảo mục tiêu cùng đạt tới lợi ích tối đa cho mỗi quốc gia, phù hợp với quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay không chỉ diễn ra ở Việt Nam, châu Á mà còn ở khắp các châu lục và bao gồm cả các nước kém phát triển. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được bắt đầu từ hội nhập kinh tế với các tổ chức khu vực đến tổ chức toàn cầu. Nước ta đã trở thành viên chính thức của ASEAN, của Diễn đàn Châu á – Thái Bình Dương (APEC) và bắt đầu gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Mục tiêu của các tổ chức kinh tế là nhằm xây dựng một nền kinh tế đạt hiệu quả tối ưu về đầu tư, thương mại để tận dụng tối đa lợi thế so sánh của từng nước thành viên. Cơ hội có thể thu được khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là rất lớn. Song những thách thức trên con đường hội nhập sẽ không đơn giản.
Thuế luôn là một vấn đề quan trọng trong các hoạt động của WTO và có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đàm phán của các quốc gia trong quá trình hội nhập cũng như khi đã trở thành viên chính thức của tổ chức này. Trước tình hình mới khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới đã đặt ra yêu cầu phải thực hiện cải cách chính sách thuế. Một trong những vấn đề rất quan tâm của chính phủ là cải cách thuế xuất nhập khẩu, vì thuế xuất nhập khẩu là loại thuế chịu tác động mạnh nhất trong quá trình hội nhập. Chính sách thuế quan tốt sẽ tạo điều kiện cho hoạt động thương mại và đầu tư phát triển, góp phần bảo hộ có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế cũng như giảm thiểu các tác động bất lợi đối với nền kinh tế trước sự biến động của thị trường thế giới.
Để nhìn nhận rõ hơn về chính sách thuế xuất nhập khẩu tại Việt Nam trong thời kì gia nhập WTO, tôi đã chọn xăng dầu là mặt hàng để tìm hiểu về thuế xuất nhập khẩu từ đó tìm ra những bất ổn và các giải pháp để giải quyết những bất ổn đó.
Đề án gồm 3 chương
Chương 1: những lý luận cơ bản về thuế xuất nhập khẩu xăng dầu.
Chương 2 : thực trạng thực hiện thuế xuất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam.
Chương 3 : đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường thuế xất nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 879
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 2393
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 4759
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 1951
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 969
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 1589
⬇ Lượt tải: 19