Mã tài liệu: 96746
Số trang: 96
Định dạng: docx
Dung lượng file: 905 Kb
Chuyên mục: Thuế
Với ý tưởng xây dựng khu vực mậu dịch tự do và hợp tác kinh tế trong khu vực Châu á, 4 nước Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ấn Độ mong muốn trở thành đối tác toàn diện của ASEAN thông qua ký kết các Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện với ASEAN. Nước ta đã thực hiện nghĩa vụ của nước thành viên theo AFTA, đang trong quá trình thực hiện giảm thuế, áp dụng các biện pháp phi thuế theo lộ trình đã cam kết đối với các nước trong khối ASEAN. Chúng ta đã ký kết Hiệp định thương mại Việt -Mỹ và kết thúc các cuộc đàm phán song phương và đa phương chuẩn bị gia nhập WTO. Thương lượng và ký kết Hiệp định khung với 4 đối tác nói trên là mở rộng hợp tác trong khu vực và cũng là cơ sở cho nước ta hội nhập sâu hơn khi trở thành thành viên của WTO. Ký kết Hiệp định khung ASEAN với 4 đối tác, trong đó đặc biệt Hiệp định Hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN -Trung Quốc, Việt Nam đã thoả thuận thiết lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc vào năm 2015. Tuy nhiên Trung Quốc đã có chương trình “Thu hoạch sớm”, rút ngắn thời gian thực hiện lộ trình cam kết xuống vào năm 2008. Để thực hiện các Hiệp định với 4 đối tác đặc biệt là với Trung Quốc, đặt ra cho chúng ta phải thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại, rà soát và hoàn thiện các văn bản pháp lý, khai thác những cơ hội do việc thực hiện các Hiệp định khung, thúc đẩy tự do hoá thương mại và mang lại hiệu quả cao hơn cho ngành nông nghiệp.
Trong các Hiệp định ký kết hợp tác giữa ASEAN và 4 đối tác lớn nói trên, vấn đề thương mại nông sản là vấn đề nhạy cảm, đang chịu ảnh hưởng của chính sách thuế quan và phi thuế quan của từng nước. Liệu chính sách của Việt Nam đã phù hợp với các Hiệp định khung và cần bổ sung thêm những chính sách gì để thúc đẩy tự do hóa thương mại nông sản và phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập. Đây là vấn đề có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, cũng là vấn đề bức xúc hiện nay. Cho đến nay, đã có một số nghiên cứu về hội nhập nông nghiệp vào khu vực và quốc tế. Nhưng chưa có nghiên cứu phân tích chính sách thuế quan và phi thuế quan của nước ta tương thích với các Hiệp định cụ thể. Từ thực tiễn đó, đặt ra yêu cầu bức thiết nghiên cứu các chính sách về thuế quan và các biện pháp phi thuế quan, các công cụ bảo hộ như thế nào để vừa phù hợp với các cam kết và thúc đẩy tự do hóa thương mại vừa đảm bảo lợi ích cho nông nghiệp nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế.
Nội dung:
Phần I: Các biện pháp thuế quan và phi thuế quan trong WTO và AFTA
Phần II: Thực trạng nông nghiệp, thương mại nông sản và triển vọng thương mại nông sản của 4 nước với Việt Nam
Phần III: Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa ASEAN với 4 nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 661
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 273
👁 Lượt xem: 954
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1050
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 544
⬇ Lượt tải: 16