Mã tài liệu: 263613
Số trang: 22
Định dạng: zip
Dung lượng file: 181 Kb
Chuyên mục: Thuế
LỜI NÓI ĐẦU
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các chế độ, hình thức tiền lương , tiền thưởng trước đây không còn phù hợp nữa. Nó vừa lạc hậu vừa chứa đựng những mâu thuẫn kìm hãm sự phát triển sản xuất và kích thích người lao động. Nền kinh tế phát triển ngoài nhu cầu vật chất thì nhu cầu tinh thần ngày càng trở nên quan trọng đối với con người. Chính vì vậy việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế trả lương, thưởng và các khuyến khích tinh thần phù hợp với từng doanh nghiệp có vai trò to lớn đối với việc tạo động lực trong lao động.
Người lao động quan tâm đến tiền lương, tiền thưởng bởi vì nó là biểu hiện của giá trị sức lao động mà họ đã bỏ ra còn doanh nghiệp quan tâm tới tiền lương, tiền thưởng vì nó là một yếu tố của chi phí sản xuất nên doanh nghiệp luôn hạn chế tối đa chi phí đó để tạo ra nhiều lợi nhuận. Vì thế, tiền lương trả cho người lao động thường thấp, có khi không đảm bảo cuộc sống của họ. Tuy nhiên, tiền lương-tiền thưởng lại là công cụ khuyến khích lao động, do vậy doanh nghiệp cần phải lựa chọn hình thức trả lương hợp lý sao cho giảm thiểu chi phí nhưng vẫn thúc đẩy sản xuất. Đây không còn là thuần tuý về vấn đề tiền lương mà còn liên quan đến tâm lý lao động đến giá trị của người lao động.
Trong các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay vấn đề quan tâm hàng đầu là nâng cao được vai trò kích thích lao động đối với người lao động để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Những mục tiêu đó ngày càng quan trọng và trở nên cần thiết. Chính vì vậy với đề tài nghiên cứu “Nâng cao vai trò kích thích vật chất và kích thích tinh thần đối với người lao động ở Việt Nam” hi vọng sẽ góp phần nào vào việc làm rõ và khẳng định tầm quan trọng của kích thích vật chất và tinh thần cho người lao động trong các doanh nghiệp, tổ chức hiện nay ở Việt Nam.
Việc nghiên cứu đề tài còn mang tính chưa lý luận chưa có điều kiện đi sâu vào thực tế cụ thể. Những kiến nghị đóng góp trong bài viết này hi vọng sẽ góp thêm phần nào vào việc khắc phục những khuyết điểm trong các chế độ kích thích đối với người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Do thời gian nghiên cứu ngắn và đây là đề tài nghiên cứu đầu tiên nên chưa có kinh nghiệm do đó không tránh khỏi những thiếu sót rất mong sự thông cảm và góp ý của thầy và các bạn.
Em xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ của TS. Trần Xuân Cầu đã có những định hướng và đóng góp quý báu cho bài viết này.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 284
⬇ Lượt tải: 16