Mã tài liệu: 55302
Số trang: 129
Định dạng: docx
Dung lượng file: 745 Kb
Chuyên mục: Thuế
Luật quản lý thuế được quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2007. Là khuôn khổ pháp lý cao nhất cho hoạt động quản lý thuế và là cơ sở để thực hiện đổi mới phương thức quản lý thuế từ cơ chế chuyên quản, người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thụ động, sang cơ chế tự khai, tự nộp, đề cao trách nhiệm của người nộp thuế trong việc chủ động tính thuế, nộp thuế. Luật có phạm vi điều chỉnh toàn diện, áp dụng với tất cả các khâu trong quá trình thu nộp các sắc thuế và khoản thu ngân sách; qui định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người nộp thuế, công chức thuế, cơ quan thuế và đặc biệt là luật đã đề cao trách nhiệm pháp lý của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và cá nhân khác trong công tác quản lý thuế.
Tuy nhiên xuất phát từ đặc điểm của thuế là điều tiết thu nhập của dân cư, nhà nước không hoàn trả trực tiếp, ngang giá cho người nộp thuế, mà chỉ thông qua việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng. Nhà nước cần phải thu đúng thu đủ để đảm bảo chi cho các mục tiêu trên, còn người nộp thuế thường muốn nộp thuế càng ít càng tốt. Do đó khi ý thức chấp hành luật thuế của người dân chưa cao thì tình trạng trốn thuế, nợ thuế là điều không thể tránh khỏi. dẫn đến công tác quản lý thuế luôn gặp những khó khăn nhất định.
Vì vậy trong quá trình thực hiện luật quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể vẫn còn tồn tại những hạn chế, thiếu sót như: Chính sách thuế chưa thực sự đồng bộ, việc thu thuế đôi khi còn trùng lắp, tính pháp lý chưa cao; chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường; chưa xoá bỏ triệt để cơ chế bao cấp qua thuế; chính sách thuế còn có những điểm quy định chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng gian lận thuế, trốn thuế; Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ thuế yếu cả về trình độ và phẩm chất đạo đức, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, Chưa đẩy mạnh ứng dụng tin học vào công tác quản lý thuế; từ đó làm giảm hiệu quả quản lý của một số sắc thuế, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách nhà nước.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ chế quản lý thuế.
Chương 2 : Thực trạng cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở chi cục thuế thị xã Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.
Chương 3 : Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể ở Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 2249
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 537
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 937
⬇ Lượt tải: 20