Mã tài liệu: 209092
Số trang: 0
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 806 Kb
Chuyên mục: Thuế
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chính sách QLNH là một bộ phận hợp thành của chính sách Tài chính-Tiền tệ quốc gia, là công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, đặc biệt là với hoạt động kinh tế đối ngoại. Để tạo điều kiện phát triển hài hoà giữa kinh tế đối nội và kinh tế đối ngoại, hội nhập và phát triển bền vững, các quốc gia đều phải có chính sách Tài chính-Tiền tệ nói chung và chính sách QLNH nói riêng phù hợp với thực tiễn mỗi nước.
Chính sách QLNH có vai trò rất quan trọng trong hoạt động hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ của NHTW, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế và cam kết hội nhập KTQT một cách sâu rộng như Việt Nam. Chính sách QLNH có tác động và ảnh hưởng quan trọng đối với biến động của các thành tố trên TK vãng lai cũng như TK vốn như: Kim ngạch XNK, các luồng luân chuyển vốn (đầu tư cũng như vay nợ) quốc tế. Trong điều kiện hội nhập KTQT ngày càng sâu sắc hơn, việc tác động và điều chỉnh được những thành tố đó có ý nghĩa then chốt đối với việc ổn định và kích thích tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Nhận thức được tầm quan trọng của chính sách QLNH một cách có hệ thống nhằm đưa ra những giải pháp hoàn thiện phù hợp với tiến trình hội nhập KTQT của Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Xuất phát từ đó, "Hoàn thiện chính sách Quản lý Ngoại hối ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế" đã được em chọn làm đề tài của bản luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hoá những nét tổng quát về ngoại hối và các hạn chế đối với GD ngoại hối theo tiêu chí chung của IMF cũng như cụ thể đối với các nước đang phát triển để rút ra kinh nghiệm.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chính sách QLNH ở Việt Nam qua từng giai đoạn cụ thể.
- Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách QLNH của Việt Nam trong xu thế hội nhập KTQT
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: chính sách QLNH ở Việt Nam qua các thời kỳ đến nay, đặc biệt là các quy định hiện hành về QLNH và thực tiễn QLNH của Nhà nước ta hiện nay.
- Đối tượng nghiên cứu: chính sách QLNH của Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng phương pháp nghiên cứu trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để luận giải các vấn đề liên quan, đồng thời căn cứ vào đường lối chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước ta. Ngoài ra, khoá luận còn sử dụng một số phương pháp khác như phân tích tổng hợp, diễn giải, quy nạp, so sánh, .và minh hoạ bằng các bảng biểu, số liệu.
5. Kết cấu khoá luận
Khoá luận gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về chính sách quản lý ngoại hối
Chương 2: Thực trạng chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam
Chương 3: Hướng hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc t
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 1398
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 832
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 476
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 283
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 853
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16