Mã tài liệu: 85918
Số trang: 69
Định dạng: docx
Dung lượng file: 442 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Trong một báo cáo mang tên “Đánh giá tình hình thực hiện chỉ tiêu nước uống và vệ sinh” do Quỹ nhi đồng thế giới (Unicef) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thực hiện đã lên tiếng cảnh báo rằng thế giới đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch và điều kiện vệ sinh kém. Hiện nay, có đến 2,6 tỷ người trên trái đất (tức 40% dân số thế giới) thiếu những điều kiện vệ sinh cơ bản, và hơn 1 tỷ người đang sử dụng nguồn nước không an toàn cho sức khỏe. Ông David Agnew, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Unicef Canada phát biểu: “Báo cáo này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh đối với cộng đồng thế giới. Chúng ta mất đi 4.000 trẻ em mỗi ngày – đó là một thực trạng đau lòng và bức xúc hiện nay”. Mặc dù, tỷ lệ dân số thế giới có nguồn nước an toàn hơn để sử dụng đã tăng lên 83 % so với 77 % vào năm 1990, nhưng do tốc độ gia tăng dân số lại cao hơn tốc độ phát triển nguồn nước sạch, nên tình trạng khan hiếm nước sạch sẽ trở nên căng thẳng và phổ biến ở nhiều vùng, quốc gia trên thế giới, nhất là với người dân đang sinh sống tại các nước đang và kém phát triển.
Một nghiên cứu khác của Liên Hợp Quốc trong năm 2002 nói rằng đến năm 2025, trên toàn thế giới cứ 3 người thì có một người bị đe dọa vì thiếu nước ngọt. Diễn đàn Thế giới lần thứ 5 của Liên Hợp Quốc (17/3/2009) tại Thổ Nhĩ Kỳ một lần nữa nhấn mạnh tính cấp thiết cần phải bảo vệ nguồn tài nguyên nước quý giá này. Theo đó nước sẽ trở thành tài nguyên quan trọng như dầu mỏ để làm đầu mối cho các cuộc tranh chấp quan trọng trên thế giới, sự khan hiếm, sự cạnh tranh ngày càng tăng và những tranh luận về nước trong thế kỷ 21 có thể thay đổi rất nhiều cách chúng ta đánh giá và sử dụng nguồn nước.
Theo Đánh giá Tổng quan về Ngành nước do Chính phủ và các nhà tài trợ phối hợp thực hiện gần đây cho thấy, nước có thể là yếu tố chính cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Nhu cầu sử dụng nước của Việt Nam tăng mạnh từ 79,61 tỷ m3/năm vào năm 2000 có thể lên đến vài trăm tỷ m3/năm vào những thập niên đầu thế kỷ 21. Theo ý kiến của các chuyên gia ngành nước, ở nước ta sự thiếu hụt nguồn nước mặt sẽ trầm trọng vào năm 2010, nhiều tỉnh ở ven biển Trung Bộ và Tây Nguyên, tổng lượng nước cần dùng sẽ vượt tổng nguồn nước từ 1,3-3,6 lần. Trong suốt mùa khô cạn, nhiều con sông lớn đang phải đối mặt với nguy cơ cao về thiếu nước bất thường hoặc cục bộ và chắc chắn nguy cơ thiếu nước này sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Hiện nay, dân số của Việt Nam sống ở khu vực nông thôn có 60.415.311 triệu người, chiếm 70,4% dân số cả nước [6]. Vấn đề nông nghiệp – nông thôn không chỉ là vấn đề kinh tế mag còn là vấn đề chính trị trong mối quan hệ nông nghiệp – công nghiệp, giữa nông dân với công nhân và tầng lớp trí thức; giữa nông thôn và thành thị. Nó đòi hỏi Nhà nước phải quan tâm đúng mức đến phát triển nông nghiệp – nông thôn. Trong đó nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển bền vững của nông nghiệp – nông thôn – nông dân.
Nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống nhân dân và phát triển kinh tế nông thôn, Chính phủ đã ban hành Chiến lược Quốc gia về Nước sạch và vệ sinh nông thôn từ năm 2000-2010 được phê duyệt tại Quyết định số 104/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Với mục tiêu cụ thể là đến năm 2010 có 85% dân cư nông thôn dụng nước hợp vệ sinh với số lượng 60 lít/người/ngày và đến năm 2020 hầu hết cư dân nông thôn sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc gia với số lượng 60 lít/người/ngày. Chiến lược là một định hướng quan trọng cho công tác quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch nông thôn, góp phần đáng kể vào cải thiện đời sống người dân.
Tuy nhiên, trên thực tế kết quả đạt được của Ngành cấp nước sạch nông thôn còn rất khiêm tốn, theo ông Nguyễn Tôn – Chủ tịch Hội cấp thoát nước Việt Nam cho biết: ở khu vực nông thôn có 11,7% người dân sử dụng nước máy, 31% hộ gia đình sử dụng giếng khoan, 31,2% số hộ gia đình sử dụng giếng khơi, số còn lại chủ yếu sử dụng nước ao, hồ (11%), nước mưa và nước đầu nguồn sông suối. Như vậy, để đảm bảo cho người dân được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh với giá thành hợp lý và chất lượng nước đạt tiêu chuẩn thì trách nhiệm từ phía các cơ quan nhà nước là rất lớn. Việc đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân nông thôn cần nhằm vào các mục tiêu như: đảm bảo sức khỏe cho nhân dân; nâng cao, cải thiện cơ sở hạ tầng và điều kiện sống ở các vùng nông thôn; đảm bảo sử dụng tài nguyên nước tiết kiệm và hiệu quả; nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng dân cư nông thôn trong sử dụng nước sạch và bảo vệ môi trường.
Huyện Tứ Kỳ là một trong 12 huyện, thành phố của tỉnh Hải Dương có nhiều tiềm năng thuận lợi cho việc đầu tư, xây dựng các mô hình cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân trên địa bàn huyện.
Bố cục của Khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo vào phụ lục, khóa luận được bố cục thành 3 chương:
Chương I. Lý luận chung về nước sạch và quản lý nhà nước đối với cấp nước sạch nông thôn.
Chương II. Thực trạng sử dụng và cung cấp nước sạch cho các điểm dân cư nông thôn trên địa bàn huyện Tứ Kỳ.
Chương III. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và cung cấp nước sạch nông thôn huyện Tứ Kỳ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 27
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 247
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 19
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 1197
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 384
⬇ Lượt tải: 4
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 2959
⬇ Lượt tải: 29