Mã tài liệu: 211822
Số trang: 129
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,410 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đối với những khởi sắc của nền kinh tế trong suốt thời gian qua là không thể phủ nhận. Như huyết mạch của thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, các ngân hàng thương mại đã luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc tận dụng và phát huy các nguồn lực tài chính trong nước, đáp ứng nhu cầu tín dụng của đông đảo đối tượng và thành phần kinh tế, phục vụ đắc lực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vị trí ấy đang bị lung lay, vì cùng với sự hội nhập quốc tế ngày càng chủ động và tích cực hơn của Việt Nam trong thời gian gần đây, thị trường tài chính - ngân hàng sẽ mở rộng cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài. Việc cạnh tranh là không thể tránh khỏi, do đó năng lực cạnh tranh là vấn đề then chốt.
Bàn về năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, có rất nhiều điều để trăn trở: trình độ phát triển thị trường và trình độ quản lý thấp, chất lượng tài sản không cao, công nghệ ngân hàng lạc hậu, dịch vụ còn giới hạn, v.v Song, một trong những hạn chế lớn nhất, ảnh hưởng cơ bản nhất đến khả năng cạnh tranh của các định chế tài chính này tại Việt Nam chính là tiềm lực tài chính còn hết sức yếu kém, mà Vốn chủ sở hữu là thước đo cho tiềm lực ấy.
Nếu ngân hàng có thể hoạt động và lớn mạnh như một cây cổ thụ, thì vốn chủ sở hữu chính là rễ của cái cây đó. Không chỉ tạo cơ sở hình thành và điều kiện mở rộng cho ngân hàng, trong suốt quá trình hoạt động, nguồn vốn ấy luôn đóng vai trò là tấm đệm chống đỡ mọi tổn thất đến từ lĩnh vực kinh doanh chứa đựng đầy rủi ro này. Có thể nói, vốn chủ sở hữu là xuất phát điểm đầu tiên, và cũng là cứu cánh cuối cùng cho mọi ngân hàng duy trì được sự tồn tại và phát triển của mình. Một mức vốn chủ sở hữu đủ lớn sẽ giúp tránh được những vụ phá sản ngân hàng _ một tai họa đem lại ảnh hưởng bất lợi đối với nền kinh tế có lẽ là hơn bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác. Vì vậy, tìm hiểu sâu về thực trạng vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay, và những sức ép tăng nguồn vốn này trong thời gian tới là một việc làm rất thiết thực và cấp bách, đặc biệt khi mà tài chính - ngân hàng là một trong những lĩnh vực được mở cửa mạnh nhất sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào cuối năm 2006 vừa qua.
Đề tài: Thực trạng và một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, làm rõ những căn cứ lýý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò thiết yếu của vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn đối với các ngân hàng thương mại; đồng thời nghiên cứu một số kinh nghiệm tăng vốn chủ sở hữu của các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
Thứ hai, tìm hiểu và đánh giá thực trạng vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian qua, những kết quả, tồn tại và nguyên nhân.
Thứ ba, phân tích sức ép tăng vốn chủ sở hữu đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam trong tương lai gần; từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị phù hợp với điều kiện và tình hình của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.
3. Phạm vi nghiên cứu
Với thực tế là sức ép sẽ đến chủ yếu với bộ phận các ngân hàng thương mại bản địa, cũng như mong muốn rằng các ngân hàng được thành lập bởi những nguồn lực nước nhà không dần mất đi vị thế của mình trên thị trường, khóa luận chỉ xin tập trung vào các ngân hàng thương mại do phía Việt Nam nắm quyền chi phối, bao gồm các ngân hàng thương mại: Nhà nước, Cổ phần và Liên doanh, trong khoảng thời gian từ năm 2000-2007.
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài các phương pháp biện chứng trong nghiên cứu khoa học, Khóa luận chú trọng sử dụng các phương pháp nghiên cứu: thống kê, tổng kết thực tiễn, phân tích và khái quát.
5. Bố cục của Khóa luận
Chương I: Lý luận chung výề Vốn Chủ Sở Hữu và Hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại.
Chương II: Thực trạng Vốn chủ sở hữu của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
Chương III: Một số giải pháp tăng vốn chủ sở hữu cho các ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm phù hợp với sức ép tăng vốn của bối cảnh hội nhập.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo -giảng viên khoa Tài Chính Ngân Hàng của trường Đại học Ngoại Thương, đã hết sức tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành Khóa Luận này
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 148
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 292
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16