Mã tài liệu: 131956
Số trang: 96
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
1.1. Thi pháp học là một hướng nghiên cứu được nhiều nhà khoa học quan tâm và đã có những thành tựu đáng kể trong nghiên cứu văn học ở nước ta cũng như trên thế giới. Trong ngành khoa học đầy hấp dẫn này, thi pháp nhân vật là lĩnh vực còn ít được nghiên cứu.
1.2. Nhân vật là hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng, là phương tiện khái quát hiện thực. Nhà văn Tô Hoài trong cuốn “Nghệ thuật và phương pháp viết văn” khẳng định: “Nhân vật là nội dung duy nhất, tập trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”. [12; tr.62] “Nhân vật là trụ cột sáng tác, phải chuẩn bị cho nhân vật trước tiên”. [12; tr.74].
1.3. Trong nền văn học đương đại sôi nổi và đầy thách thức, Cao Duy Sơn là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài viết về người dân tộc miền núi.
Cao Duy Sơn sinh năm 1956, người dân tộc Tày, là hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Ông sáng tác cả truyện ngắn và tiểu thuyết. Bằng những tác phẩm nghệ thuật Cao Duy Sơn đã khẳng định được phong cách, giọng điệu riêng của mình. Ở mảng tiểu thuyết viết về người dân tộc miền núi, Cao Duy Sơn là cây bút chủ lực có nhiều đóng góp cho nền văn học đương đại Việt Nam. Tác phẩm của ông đã mở ra một thế giới nghệ thuật đầy mới lạ và hấp dẫn. Hiện thực cuộc sống, con người miền núi hiện ra dưới ngòi bút của nhà văn thực đa diện, nhiều chiều. Sức mạnh ngòi bút Cao Duy Sơn ở chỗ ông làm thay đổi cái nhìn của người đọc, của công chúng về cuộc sống, con người các dân tộc miền núi. Phải thực sự tài năng và tâm huyết, nhà văn mới có thể sáng tác nên những tác phẩm nghệ thuật chân thực và sống động đến vậy.
Người lang thang (1991) và Đàn trời (2006) là điểm sáng trong sáng tác của Cao Duy Sơn. Đây là hai tiểu thuyết có vị trí quan trọng tạo nên phong cách tiểu thuyết độc đáo của nhà văn trong nền văn học đương đại. Người lang thang là cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn. Ngay từ khi mới ra đời, tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm của độc giả yêu thích, quan tâm tới mảng đề tài viết về người dân tộc miền núi. Đặc biệt, Người lang thang đã nhận được giải A - Hội văn học các dân tộc thiểu số năm 1992; Giải nhì - Hội nghị Việt Nhật năm 1992. Đàn trời là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Cao Duy Sơn. Cuốn tiểu thuyết này được trao giải A - Hội văn học các dân tộc thiểu số năm 2006. Tác phẩm thể hiện sống động nhất tâm huyết, tài năng và sức bật của ngòi bút Cao Duy Sơn trong nghệ thuật tiểu thuyết.
Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Tiểu thuyết - Nhân vật tiểu thuyết và chức năng miêu tả hoàn cảnh của nhân vật trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời
Chương 2: Kiểu nhân vật - Chức năng khái quát tính cách nhân vật trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời
Chương 3: Tính độc đáo nghệ thuật của phương thức miêu tả nhân vật trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 1064
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 823
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 340
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 16