Mã tài liệu: 280750
Số trang: 102
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,508 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước phát triển, qua điều tra gần đây người ta thấy nhiều công ty không đánh giá đúng tầm quan trọng của quản trị tín dụng thương mại nên không có một chính sách tín dụng một cách bài bản. Và ngay khi xác định được chính sách tín dụng, nhiều công ty vẫn không tuân thủ theo chính sách do chính mình đã đặt ra mà thường theo quán tính.
Hầu hết các công ty không xác định được mục tiêu quản trị của tín dụng thương mại. Ngay cả những công ty đã xác định được mục tiêu quản trị thì cũng rất ít trong đó có tổ chức giám sát và kiểm soát việc thực hiện mục tiêu.
Dưới góc độ quản trị, các giám đốc tài chính có thể gia tăng giá trị cho vốn cổ đông bằng cách tác động đến việc đầu tư vốn lưu động vào khoản phải thu, xác định thời hạn tín dụng và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn tín dụng.
Quản trị tốt tín dụng thương mại làm tăng giá trị vốn cổ đông, quản trị kém hiệu quả sẽ có tác dụng ngược lại. Trước hết, bởi vì tín dụng thương mại thường được trang trải bởi nguồn huy động vốn ngắn hạn nên sẽ rất lãng phí nếu khoản phải thu quá lớn. Đôi khi một tỉ lệ khoản phải thu cao cũng là một tín hiệu cho thấy công ty có nhiều khoản phải thu thanh toán không đúng hạn hoặc thậm chí là nợ xấu, khó đòi. Tệ hại hơn, nếu không được giám sát tốt, khoản phải thu có thể vượt khỏi tầm kiểm soát và trở thành mầm mống cho những trục trặc trong tính thanh khoản của chính công ty, làm giảm giá trị vốn cổ đông. Tiếp theo, nếu điều khoản tín dụng không có tính cạnh tranh so với những đối thủ cùng ngành, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng sinh lợi và có thể làm giảm giá trị vốn cổ đông. Cuối cùng, nếu xây dựng tiêu chuẩn tín dụng không phù hợp sẽ mất khách hàng, giảm doanh thu ( do tiêu chuẩn quá thắt chặt) hoặc không thu hồi được nợ (do tiêu chuẩn quá lỏng lẻo). Cả hai có thể làm giảm giá trị vốn cổ đông.
Từ những vấn đề đã nêu ở trên đã gợi ý cho em hình thành ý tưởng cho đề tài tốt nghiệp của mình. Với sự chỉ dẫn và giúp đỡ của giảng viên hướng dẫn thực tập là Tiến sĩ Nguyễn Thanh Liêm; cùng với sự hướng dẫn, giúp đỡ của phòng kinh doanh của công ty điện và điện tử TCL Đà Nẵng; em đã quyết định chọn đề tài “Quản lý tín dụng thương mại nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh tại công ty điện và điện tử TCL Đà Nẵng”
2. Mục tiêu nghiên cứu
Kết hợp với quá trình thực tập và thực hiện đề tài này, mục tiêu nghiên cứu bao gồm:
- Tìm hiểu và phân tích các nhân tố tác động đến chính sách tín dụng thương mại.
- Xác định các phương pháp quản lý tín dụng thương mại để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
- Đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý tín dụng.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập và hoàn thành đề tài nghiên cứu, em có những phương pháp tiếp cận sau:
- Thu thập dữ liệu về chính sách tín dụng từ công ty điện và điện tử TCL Đà Nẵng.
- Tham khảo tài liệu từ các nguồn khác như internet, sách, …
- Tham khảo ý kiến chuyên gia.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia theo kết cấu sau:
- Phần I : Cơ sở lý luận về quản lý tín dụng thương mại.
- Phần II: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh và thực trạng chính sách tín dụng tại công ty điện và điện tử TCL Đà Nẵng.
- Phần III: Giải pháp quản lý tín dụng thương mại để nâng cao lợi thế cạnh tranh.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 186
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 291
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 223
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16