Mã tài liệu: 115300
Số trang: 73
Định dạng: docx
Dung lượng file: 553 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và việc hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam với nền kinh tế thế giới mở ra cho nước ta rất nhiều cơ hội cũng như thách thức. Chúng ta phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người là 1500 USD. Muốn như vậy thì tăng trưởng bình quân phải đạt 8%/năm. Và vốn đầu tư phải tăng ít nhất 20%/năm, tức là tăng 6,2 lần so với năm 1995 vào khoảng 60 tỷ USD, trong đó nguồn vốn ODA chiếm 9 tỷ USD. Nguồn vốn ODA vào Việt Nam thường thông qua các dự án do các nước phát triển (Nhật bản, Úc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Thụy Điển..) hay các định chế tài chính (WB, IMF, ADB…). Qua quá trình triển khai các dự án cho thấy kết quả sử dụng vốn là khá cao. Trong thời kỳ 1993 - 2008 (tính đến hết tháng 10 năm 2008), tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết, với thời hạn từ 25-30 năm, lãi suất ưu đãi. Như vậy nguồn vốn ODA có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng. Do vậy vấn đề đặt ra là quản lý nguồn vốn ODA như thế nào để nó mang lại hiệu quả thực sự cho nền kinh tế. Do yêu cầu của thực tế Sở giao dịch III - Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đã ra đời để đáp ứng nhu cầu đó. Với nhiệm vụ chủ yếu là trực tiếp thực hiện chức năng chủ dự án (ngân hàng bán buôn), Sở giao dịch III quản lý và cho vay tiếp toàn bộ số vốn vay từ Ngân hàng thế giới (WB), các đối tác nước ngoài đến các định chế tài chính. Đây là mô hình khá mới ở Việt Nam - ngân hàng bán buôn nguồn vốn ODA. Hoạt động này không chỉ giúp tăng cường năng lực thể chế cho các ngân hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài mà còn phát triển các chi nhánh ra nước ngoài, phát triển các dịch vụ ngân hàng.
Bài luận văn được chia làm 3 phần chính, gồm 70 trang nội dung. Trong đó:
Chương 1: Tổng quan về vốn ODA và quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA thông qua ngân hàng thương mại tại Việt Nam. (14 trang)
Chương 2: Thực trạng quản lý cho vay lại nguồn vốn ODA tại sở giao dịch III – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. (42 trang)
Chương 3: Giải pháp quản lý hiệu quả nguồn vốn ODA cho vay lại tại sở giao dịch III – Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam. (14 trang)
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 781
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 366
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 513
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 865
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 18