Mã tài liệu: 303402
Số trang: 198
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,451 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu hàng đầu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2010 ở Việt Nam là đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định. Muốn vậy, tới năm 2010 Việt Nam cần huy động khoảng 150-160 tỷ USD vốn đầu tư toàn xã hội. Đây thực sự là bài toán nan giải vì trong suốt giai đoạn 1990-2000, Việt Nam chỉ huy động được gần 65 tỷ USD. Cho nên trong những năm còn lại Việt Nam cần huy động tối đa các nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển kinh tế với chủ trương “Vốn trong nước là quyết định, vốn nước ngoài là quan trọng”.
Mặt khác, khi kinh tế tăng trưởng, đời sống người dân được nâng lên thì nhu cầu được bảo vệ trước những rủi ro của các chủ thể, cá nhân trong nền kinh tế cũng tăng. Một khi rủi ro đã xảy ra yêu cầu tức thì phải có một khoản tài chính bù đắp để giúp các chủ thể, cá nhân nhanh chóng ổn định sản xuất, ổn định đời sống từ đó mới tạo động lực cho nền kinh tế phát triển ổn định và tăng trưởng hơn nữa.
Để vừa đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế vừa giữ cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định, Chính phủ cần thực hiện nhiều chính sách đồng bộ. Một trong những chính sách đó là quan tâm và tạo điều kiện để phát triển thị trường bảo hiểm nói chung và bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam nói riêng.
Hơn thế nữa, trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Ngành bảo hiểm Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập này. Với các Hiệp định thương mại song phương, đa phương và sắp tới khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO đòi hỏi Chính phủ từng bước xóa bỏ dần tiến đến xóa bỏ hoàn toàn hạn
chế gia nhập thị trường bảo hiểm của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Điều này sẽ làm cho ngành bảo hiểm có cơ hội thu hút nhiều vốn cho phát triển đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm với chất lượng ngày càng cao, giá thành lại hạ, cũng như tranh thủ được kinh nghiệm, công nghệ kinh doanh và kỹ năng quản lý tiến tiến của các công ty bảo hiểm nước ngoài. Nhưng cùng với quá trình hội nhập đã đặt ra cho ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng nhiều thách thức, các công ty bảo hiểm Việt Nam cần phải đủ mạnh về mọi mặt thì mới tận dụng được các cơ hội trên và không bị “hòa tan” ngay trong thị trường của chính mình.
Vậy sắp tới khi gia nhập vào các tổ chức quốc tế này với cam kết mở cửa thị trường bảo hiểm thì phải phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam như thế nào để vừa đảm bảo các mục tiêu phát triển KT-XH do Đảng và Nhà nước đã đề ra vừa đưa ngành bảo hiểm Việt Nam từng bước chủ động hội nhập vào ngành bảo hiểm thế giới.
Luận án: “Phát triển thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế” được lựa chọn nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề đã nêu ra
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 277
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 274
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 235
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 236
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 199
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 198
👁 Lượt xem: 434
⬇ Lượt tải: 17