Mã tài liệu: 216833
Số trang: 78
Định dạng: doc
Dung lượng file: 526 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá diễn ra rộng khắp. Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, các yếu tố của quá trình tái sản xuất hàng hoá và dịch vụ được dịch chuyển tự do hơn từ nước này sang nước khác, thông qua các cam kết mở cửa thị trường.
Quá trình toàn cầu hóa là quá trình chứa đựng nhiều mâu thuẫn, có sự xung đột lợi ích giữa các nước, các nhóm nước và là một quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế thế giới hợp lý hơn, công bằng hơn. Khi gia nhập vào các tổ chức thương mại trong khu vực và trên thế giới, mỗi quốc gia đều có những mục đích riêng, nhưng nhìn chung thì các nước đều muốn hướng tới một nền kinh tế phát triển, một xã hội văn minh, hiện đại, đời sống xã hội được cải thiện. Do đó toàn cầu hoá vẫn tiến về phía trước, như một tất yếu khách quan. Từ thực tế này, một câu hỏi được đặt ra trong chính sách thương mại và đầu tư của mỗi quốc gia là tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá hay đứng ngoài tiến trình ấy? Tham gia vào tiến trình toàn cầu hoá, tiến cùng thời đại tuy thách thức là rất lớn, nhưng cơ hội cũng rất nhiều. Không tham gia vào tiến trình ấy, trở thành người ngoài cuộc sẽ bị phân biệt đối xử trong tiếp cận thị trường về hàng hoá, dịch vụ và đầu tư.
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra trên nhiều lĩnh vực như : trao đổi hàng hóa, dịch vụ, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia và khu vực, lưu chuyển vốn quốc tế, tạo điều kiện cho các quốc gia có thể hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật công nghệ, trong hoạt động kinh doanh.
Việt Nam đã có những chủ động và đang từng bước tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế. Trong lĩnh vực ngân hàng, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra động lực thúc đẩy công cuộc đổi mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam, tạo điều kiện trao đổi kinh nghiệm về vốn, kinh nghiệm quản lý, công nghệ, hoạch định chính sách tiền tệ, Từ đó có giải pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao uy tín kinh doanh trên thị trường tài chính quốc tế . Trong lĩnh vực ngân hàng, với chức năng và vai trò là kênh huy động và cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, các ngân hàng thương mại đã không ngừng mở rộng quy mô hoạt động và đối tượng khách hàng thông qua các quan hệ tín dụng tiền tệ và phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác.
Trong lịch sử ngành ngân hàng, chưa có thời điểm nào các ngân hàng thương mại lại phát triển mạnh như hiện nay. Ngoài 5 ngân hàng thương mại Nhà nước, còn có 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 13 công ty tài chính, 26 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 4 ngân hàng liên doanh và một hệ thống cả ngàn quỹ tín dụng nhân dân từ trung ương đến cơ sở.
Để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi các ngân hàng thương mại Việt Nam phải từng bước chuyên môn hóa sâu hơn các nghiệp vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn, nhanh chóng tiếp cận và phát triển các hình thức dịch vụ ngân hàng hiện đại, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ ngân hàng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành ngân hàng trong nền kinh tế hiện đại. Hơn bất cứ ngành nào, lĩnh vực ngân hàng cần phải tăng tốc nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sự lớn mạnh này vẫn chưa đủ trong cuộc cạnh tranh với ngân hàng khu vực và trên thế giới. Dịch vụ ngân hàng được dự báo là lĩnh vực cạnh tranh khốc liệt khi vòng bảo hộ cho ngân hàng thương mại trong nước không còn.
Xuất phát từ yêu cầu của hội nhập, một trong những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam là “ Phát triển các dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ” chính là lý do mà tôi chọn đề tài này.
2. Xác định vấn đề
Hệ thống ngành ngân hàng Việt Nam sau một thời gian gia nhập WTO đã có những sự phát triển mạnh và rất nhanh, song nhìn chung dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn rất nhiều hạn chế, còn quá sơ khai và đi sau các nước khác rất nhiều, hạn chế về số lượng dịch vụ nghèo nàn, đơn điệu, hạn chế về chất lượng dịch vụ thật sự vẫn chưa đáp ứng được những nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Việc chính thức gia nhập WTO đã đưa ngành ngân hàng thương mại Việt Nam vào tình trạng cạnh tranh khốc liệt với các ngân hàng nước ngoài khi các ngân hàng thương mại trong nước chưa đủ sức để cạnh tranh như về qui mô vốn, trình độ quản lý, hệ thống công nghệ thông tin, sự hiểu biết các nghiệp vụ của một ngân hàng hiện đại trên thế giới .
Vấn đề trọng tâm mà Luận văn muốn đề cập là làm thế nào để phát triển các dịch vụ để ngân hàng thương mại Việt Nam có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cho hệ thống ngân hàng trong thời kỳ Việt Nam hội nhập quốc tế. Nghiên cứu thực trạng hệ thống dịch vụ ngân hàng thương mại trong nước và hệ thống dịch vụ ngân hàng nước ngoài để từ đó có thể đưa ra được những định hướng và giải pháp thích hợp nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng thương mại trong nước về số lượng cũng như chất lượng trong những năm tiếp theo.
3. Mục đích nghiên cứu
Việt Nam có hơn 86 triệu dân và những người có thể tiếp cận với dịch vụ ngân hàng rất ít. Nhưng số lượng ngân hàng đang họat động và tiềm năng thực sự nhưng chưa được sử dụng hết. hầu hết các ngân hàng quy mô còn nhỏ, dịch vụ còn thô sơ. Ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia hội nhập trong bối cảnh trình độ phát triển kinh tế và công nghệ thấp, đặc biệt các dịch vụ ngân hàng còn hết sức nghèo nàn, chưa đa dạng, phong phú, chủ yếu là các dịch vụ mang tính truyền thống ( huy động vốn và cho vay ), chất lượng dịch vụ thấp, mức độ phổ biến của dịch vụ không cao, đối tượng sử dụng dịch vụ còn phân tán. Trong hoạt động ngân hàng, xu thế mở rộng dịch vụ ngân hàng hiện đại đã và đang là mục tiêu phấn đấu, là lĩnh vực cạnh tranh hiệu quả giữa các ngân hàng.
Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là sự đa dạng của các loại hình dịch vụ (chiếm hơn 50% trên tổng thu nhập) thì thu nhập từ hoạt động cấp tín dụng vẫn còn phổ biến ở hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam. So sánh dịch vụ hiện có của các ngân hàng thương mại Việt Nam và dịch vụ của một số ngân hàng nước ngoài ở các nước phát triển như Citibank, HSBC, UOB, Wachovia, American Express . qua đó đưa ra định hướng và giải pháp cho sự phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong quá trình hội nhập chính là mục đích nghiên cứu của luận văn.
4. Phạm vi nghiên cứu luận văn
Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu như mục tiêu đã đề ra, Luận văn tập trung xem xét, phân tích và đánh giá theo các phạm vi sau:
- Thời gian được chọn nghiên cứu là 2003 – 2007.
- Không gian: các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Hai đối tượng được xem xét như đại diện tiêu biểu để so sánh hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và ngân hàng nước ngoài là ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ( ACB ) và ngân hàng HSCB Canada. Vì đây là hai trong số những ngân hàng thương mại cổ phần mạnh nhất tại Việt Nam và trên thế giới tại thời điểm nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận một cách có hệ thống của vấn đề cần nghiên cứu:
Khi nghiên cứu luận văn, phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp được vận dụng để đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong các năm qua cho đến hiện nay và so sánh với hệ thống ngân hàng của các nước phát triển khác.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, tức đưa ra định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng trên cơ sở đã phân tích thực trạng và những nguyên nhân tồn tại của hệ thống dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm đánh giá được bản chất của vấn đề đang nghiên cứu.
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
Dịch vụ ngân hàng hết sức đa dạng, với nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì dịch vụ ngân hàng cũng không ngừng cải tiến về chất lượng và phát triển về số lượng, nên không thể giới hạn hay nêu cụ thể tất cả các dịch vụ mà ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải thực hiện bởi môi trường hoạt động, năng lực hoạt động của mỗi ngân hàng là khác nhau. Đề tài nghiên cứu cần hướng đến là làm thế nào để dịch vụ ngân hàng ngày càng trở nên đa năng và hiện đại trong thời kỳ Việt Nam hội nhập nền kinh tế quốc tế.
7. Nội dung luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
- Chương 1 – Tổng quan về dịch vụ ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Chương 2 – Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam một năm sau gia nhập WTO.
- Chương 3 – Các khuynh hướng ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng và đề xuất giải pháp phát triển các dịch vụ của ngân hàng thương mại Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 332
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 298
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16