Mã tài liệu: 303406
Số trang: 104
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 971 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
MỞ ĐẦU
Mục tiêu nghiên cứu:
Hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại đang là vấn đề nổi bật của kinh tế thế giới hiện nay. Nó trở thành một xu thế tất yếu và khách quan đối với bất kỳ quốc gia nào trong thời đại hiện nay.
Từ cuối năm 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của tổ chức này. Theo cam kết gia nhập WTO, từ năm 2008, các tổ chức tài chính tín dụng nước ngoài được tham gia ngày một mở rộng và sâu hơn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Đây là một thách thức đối với ngành tài chính ngân hàng Việt Nam. Chính vì thế, đa dạng hóa và phát triển sản phẩm mới là một trong những chiến lược để tồn tại và phát triển của bất cứ ngân hàng Việt Nam nào. Muốn đạt mục tiêu đó, các định chế tài chính Việt Nam không còn con đường nào khác là phải nhanh chóng đưa vào áp dụng các sản phẩm tài chính mới đã được áp dụng trên thế giới, trong đó có nghiệp vụ bao thanh toán (factoring). Bao thanh toán nếu được triển khai tích cực và hiệu quả, sẽ góp tên vào danh mục các sản phẩm ngân hàng, góp phần nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam so với các ngân hàng nước ngoài.
Trên thế giới, Bao thanh toán không phải là sản phẩm mới lạ. Nó đã xuất hiện trên thế giới từ đầu thế kỷ 17 và lợi ích của nó đem lại cho thương mại trong phạm vi quốc gia và trên toàn thế giới ngày càng được khẳng định và công nhận rộng rãi.
Việc nghiên cứu để triển khai sản phẩm bao thanh toán vào hoạt động Ngân hàng Công Thương Việt Nam là một nhu cầu bức thiết nhằm đa đạng hóa sản phẩm và tăng năng lực cạnh tranh của mình. Do đó, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
-12-
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu về tổng quan cơ sở lý luận về nghiệp vụ bao thanh toán, kinh nghiệm, bài học của các nước trên thế giới đã áp dụng nghiệp vụ này và thực trạng hoạt động nghiệp vụ bao thanh toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó xây dựng quy trình thực hiện bao thanh toán tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam. Qua đó, luận văn đã đưa ra các giải pháp để phát triển nghiệp vụ này tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích các số liệu từ hoạt động bao thanh toán trên thế giới và tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam từ đó xây dựng quy trình và đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nghiệp vụ bao thanh toán tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Kết cấu của luận văn:
Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bao thanh toán.
Chương 2: Phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Công Thương Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 12
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16