Mã tài liệu: 219454
Số trang: 21
Định dạng: rar
Dung lượng file: 159 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Thị trường hối đoái được hình thành và hoạt động từ rất lâu trên thế giới. Nó thật sự cần thiết cho sự phát triển kinh tế cũng như sự tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh tế theo cơ chế thị trường. Trong quá trình hội nhập, cả đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Mọi thành phần kinh tế đều ra sức đầu tư và phát huy nguồn lực của mình nhằm tạo sự phát triển bền vững. Ngân hàng cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Một nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của Ngân hàng càng trở nên quan trọng, và với chức năng là mạch máu lưu thông nền kinh tế nó càng được thể hiện rõ nét hơn.
Trong số đó, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu (được gọi tắt là Eximbank hay EIB) Việt Nam đã và đang khẳng định lại vị thế của mình. Thế mạnh của Ngân hàng là tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối và một số nghiệp vụ kinh doanh như cho vay cấp tín dụng, đầu tư chứng khoán Rút kinh nghiệm từ những bài học trước đây, mọi kế hoạch đề ra và đưa vào áp dụng đều được xem xét và đánh giá cụ thể bằng những chuẩn mực nhằm hạn chế thấp nhất những rủi ro. Trong những năm gần đây, Eximbank được đánh giá là ngân hàng hoạt động có hiệu quả, luôn vượt chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng Hội sở giao. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối là một lĩnh vực còn khá mới mẽ, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Thị trường ngoại hối là thị trường tài chính hấp dẫn, triển vọng và có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong thế giới thương mại hiện đại hiện nay. khi thị trường tài chính phát triển, các hoạt động kinh doanh, đầu cơ vàng, ngoại tệ và chứng khoán trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Khởi đầu là sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán, kế đến là sự xuất hiện các sàn giao dịch vàng, rồi các hoạt động đầu cơ mua bán ngoại tệ cũng dần xuất hiện càng nhiều Tất cả góp phần tạo nên không khí sôi động, phát triển đáng khích lệ, thể hiện sự nổ lực, năng động và hội nhập ngày càng mạnh mẽ vào nền kinh tế, tài chính thế giới của chúng ta. Chính vì thế, tất cả các doanh nghiệp nói chung và hệ thống ngân hàng Việt Nam nói riêng phải không ngừng học hỏi nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng mình, doanh nghiệp mình. Vì những lý do trên nên tôi chọn đề tài: “ Phân tích thực trạng kinh doanh ngoại hối của NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM (EIB)”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
2.1 Mục tiêu chung:
Phân tích những số liệu từ bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2007 - 2009) để phân tích và đánh giá từ khái quát đến cụ thể tình hình kinh doanh ngoại hối của Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu. Từ đó rút ra những mặt tích cực cũng như hạn chế để Ngân hàng có những kế hoạch, chiến lược phù hợp trong thời gian tới.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối.
- Dựa vào số liệu từ hoạt động kinh doanh ngoại hối để đánh giá tình hình kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.
- Đề ra biện pháp khắc phục nhằm không ngừng nâng cao hoạt động kinh doanh ngoại hối.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Trong tiến trình thực hiện đề tài, tôi sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu thập những số liệu từ internet, tạp chí, các báo, báo cáo tài chính có liên quan đến phân tích tình hình kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng qua 3 năm (2007-2009).
- Phương pháp sử dụng và phân tích các chỉ số tài chính để đánh giá hiệu quả.
Những thông tin, dữ liệu sau khi đã thu thập được sẽ tiến hành thống kê, tính toán và lấy chênh lệch qua các kỳ để so sánh theo phương pháp số tương đối, số tuyệt đối . để đánh giá và làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đối với hoạt động của Ngân hàng thì rất phong phú và đa dạng, tham gia trong nhiều lĩnh vực kinh doanh. Nhưng do hạn chế về thời gian, không gian cũng như kinh nghiệm thực tế, tôi không nghiên cứu và phân tích chi tiết từng nghiệp vụ cụ thể mà xuất phát từ nhu cầu không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối, đề tài được viết trên phương diện phân tích hoạt động kinh doanh ngoại hối và những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến Ngân hàng qua 3 năm gần đây (2007-2009) ở Ngân hàng Eximbank.
Mục lục:
Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Khái quát về NHTM
1.2 hoạt động ngoại hối
1.3 Giới thiệu về Eximbank
Chương 2: Phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Eximbank giai đoạn 2007-2009
2.1 Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại hối
2.2 Đánh giá tình hình kinh doanh ngoại hối
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại hối
3.1 Hiện đại hóa công nghệ
3.2 Phát huy nguốn lực con người
3.3 Các giải pháp khá
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1281
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 440
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 3407
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 634
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 17