Mã tài liệu: 131917
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đạt được những thành tựu to lớn trên nhiều thể loại như thơ ca, truyện ngắn, kịch…Trong đó tiêu biểu phải kể đến tiểu thuyết. Thành công của tiểu thuyết Việt Nam những năm 20 đầu thế kỉ được đánh dấu bằng tiểu thuyết Tố Tâm-Hoàng Ngọc Phách (1925)- Tác phẩm này được đánh giá là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Sau Tố Tâm nhiều tiểu thuyết của các tác giả trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn xuất hiện và ngày càng thể hiện tính hiện đại của thể loại tiểu thuyết. “Nửa Chừng Xuân” của Khái Hưng là một tác phẩm như vậy. Đánh giá về tiểu thuyết này Giáo sư Hà Minh Đức viết: “ Nửa Chừng Xuân năm 1934 mang nhiều tính chất lãng mạn của một tình yêu lí tưởng, là tác phẩm chống lễ giáo phong kiến khá mạnh và bảo vệ tự do hôn nhân….Là cuốn tiểu thuyết có nhiều yếu tố hiện thực tiến bộ và có giá trị nghê thuật góp phần vào sự đổi mới tiểu thuyết Việt Nam hiện đại trong thời kì đầu phát triển”.
Tiểu thuyết “Nửa Chừng Xuân” là tiểu thuyết khá thành công của Khái Hưng, được nhiều độc giả yêu thích đặc biệt là tầng lớp thanh niên tư sản, tiểu tư sản thành thị lúc bấy giờ. Tác phẩm này góp phần khẳng định sự đổi mới, mang tính hiện đại của tiểu thuyết cả hai phương diễn: Nội dung và nghệ thuật. Để hiểu được tính hiện đại trong tiểu thuyết này ta cần hiểu thế nào là văn học mang tính hiện đại? Một nền văn học mang tính hiện đại là “một nền văn học có quá trình văn học thoát ra khoải những quan niệm thẩm mĩ và hệ thống thi pháp của nền văn học trung đại tồn tại trước đó để ngày càng hoà nhập vào quỹ đạo chung của văn học thế giới, ngày càng gắn với cuộc sống đời thường hơn”. Trên cơ sở đó nền văn học này đòi hỏi đội ngũ nhà văn kiểu mới- những người cầm bút chuyên nghiệp- lớp trí thức tây học, lớp người thấm nhuần văn hoá phương Tây. Các phẩm văn học mang tính hiện đại phải mang trong mình hơi thở của thời đại, của cuộc sống, mang những nội dung, tư tưởng mới phù hợp với thời đại. Về mặt hình thức: các tác phẩm phải được cách tân về hệ thống thi pháp, từ bỏ lối ước lệ cách điệu mà diễn tả sát hợp những trạng thái tinh thần những cảm giác, cảm xúc tinh tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 711
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 285
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 149
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 86
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 1420
⬇ Lượt tải: 18