Mã tài liệu: 270357
Số trang: 0
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,053 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Tóm tắt
Trong nền kinh tế thị trường thì ngân hàng là đầu mối của nhiều mối quan hệ xã hội liên quan đến kinh tế vĩ mô và vi mô. Hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ góp phần làm nên sự phát triển của một quốc gia thông qua việc sử dụng vốn tiết kiệm và tích luỹ của xã hội. Do vậy bản thân mỗi ngân hàng luôn phải đặt hiệu quả kinh doanh lên hàng đầu để không chỉ đem lại lợi nhuận, duy trì sự ổn định của mỗi ngân hàng mà còn tạo được niềm tin cho mỗi khách hàng khi đến giao dịch. Từ đó góp phần năng lực tài chính của mình trong hệ thống tín dụng của nền kinh tế.
Sacombank An Giang được thành lập vào tháng 8/2005 với tiền thân là TCTD AnGiang thuộc chi nhánh Cần Thơ, với nhân sự ban đầu là 10 người. Sau 3 năm hoạt động, chi nhánh đã từng bước đi vào ổn định, củng cố hoạt động kinh doanh và mở rộng địa bàn hoạt động ra khắp toàn tỉnh. Đồng thời chi nhánh đã dần tạo được uy tín đối với khách hàng cũng như hệ thống tín dụng địa phương. Vậy sau 3 năm Sacombank đã đạt được những hiệu quả cụ thể như thế nào, những thuận lợi và khó khăn đối với chi nhánh là gì? Đề tài tập trung vào phân tích hiệu qủa hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang qua 3 năm (2005 – 2007). Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Tổng quát
Trong chương 1 đề tài nêu lên lý do, mục tiêu, phương pháp và ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết
Với mục tiêu là phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động của chi nhánh, chương này tập trung đưa ra phương pháp, những tỷ số tài chính cần sử dụng để đạt được mục tiêu.
Chương 3. Khái quát về Sacombank An Giang
Nội dung của chương là khái quát về Sacombạnk An Giang như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, tình hình hoạt động tại chi nhánh, những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh trong thời gian qua cũng như mục tiêu, phương hướng của chi nhánh trong thời gian tới.
Chương 4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Sacombank An Giang
Đây là chương quan trọng của đề tài. Toàn bộ chương tập trung vào phân tích năng lực tài chính của chi nhánh bằng cách sử dụng phương pháp CAMEL. Qua quá trình phân tích các yếu tố: quy mô vốn tự có (C), chất lượng tài sản Có (A), Năng lực quản lý (M), khả năng sinh lời (E), khả năng thanh khoản (L) của chi nhánh để thể hiện rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh mà Sacombank đã đạt được. Mặt khác, để làm rõ được hiệu quả đó, đề tài còn phân tích điểm hoà vốn và so sánh các tỷ số tài chính của chi nhánh với chỉ tiêu đề ra, với kết quả của Hội sở chính và với một ngân hàng có cùng qui mô đó là ngân hàng Á Châu (ACB). Từ kết quả phân tích, đề tài đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian tới.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Đây là chương cuối của đề tài. Nội dung chương tổng hợp lại những kết quả phân tích tại chương 4. Qua đó đưa ra những kiến nghị đôí với hệ thống tín dụng địa phương và Hộ sở chính.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 17