Mã tài liệu: 40024
Số trang: 58
Định dạng: docx
Dung lượng file: 383 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất trong nền kinh tế hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh tiền tệ dưới hình thức huy động vốn, cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ khác. Ngân hàng thương mại có vị trí, vai trò quan trọng như bà đỡ và huyết mạch của nền kinh tế, là nơi cung cấp nguồn vốn cho đầu tư, sản xuất cho mọi thành phần kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng vì hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động quan trọng nhất, nó mang lại lợi nhuận lớn nhất cho ngân hàng song cũng hàm chứa rủi ro cao nhất. Do đó, để hạn chế rủi ro tín dụng có thể xảy ra và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng thì các ngân hàng thương mại rất coi trọng vấn đề về bảo đảm tiền vay.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bảo đảm tiền vay nên trong những năm qua đã có khá nhiều quy chế về bảo đảm an toàn trong cho vay của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, do những biến đổi về kinh tế và chưa có sự đồng bộ về mặt pháp lý nên đã có những tác động lớn đến tình hình an toàn trong cho vay. Có nhiều khoản nợ khó đòi không thu hồi được đã tác động tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy để các ngân hàng thu được lợi nhuận và bảo đảm an toàn trong cho vay thì ngân hàng cần phải có các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay.
Từ những kiến thức thu thập được trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường đại học cũng như những trải nghiệm thực tế bước đầu trong thời gian thực tập tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam, em nhận thấy bảo đảm tiền vay là một trong các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn trong cho vay. Với tầm quan trọng như vậy nhưng trên thực tế thì hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I vẫn chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Vì thế em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả của hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Kết cấu của chuyên đề gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay tại Sở giao dịch I Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bảo đảm tiền vay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 287
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 272
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 273
⬇ Lượt tải: 16