Mã tài liệu: 54400
Số trang: 65
Định dạng: docx
Dung lượng file: 216 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong bất cứ một hình thái xã hội nào, để phát triển một cách toàn diện, nhất là phát triển kinh tế thì phải sử dụng một cách có hiệu quả năng lực sản xuất (SX) của xã hội trên mọi lĩnh vực. Với nền kinh tế thị trường thì điều đó lại càng được khẳng định. Để sử dụng hết mọi năng lực SX của xã hội trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải huy động được tối đa mọi nguồn lực của xã hội nhất là những nguồn lực còn dư thừa nhàn rỗi.
Chính vì vậy hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM) đóng một vai trò rất to lớn và quan trọng trong việc huy động mọi nguồn lực dư thừa và các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội cho mục đích xây dựng và phát triển SX, thúc đẩy nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển
Với vai trò như “một người môi giới” đi vay để cho vay NHTM đã tập trung được một nguồn lực lớn còn dư thừa nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư và phát triển. Cũng vì vậy NHTM đã dung hoà được mâu thuẫn của xã hội là cùng tại một thời điểm có nhiều chủ thể kinh tế thừa vốn đồng thời có nhiều chủ thể kinh tế còn thiếu vốn để sản xuất kinh doanh (SXKD) .
Mặc khác nhờ có hệ thống NHTM, dịch vụ thanh toán qua ngân hàng (NH) làm tăng tốc độ thanh toán trong nền kinh tế, khối lượng vốn theo hạn mức tín dụng nhiều hơn, góp phần thúc đẩy SX và lưu thông hàng hoá, tạo công ăn việc làm cho nhiều người, ổn định được đời sống xã hội, đảm bảo quá trình SX được diễn ra liên tục.
Đồng thời NHTM cũng là một chủ thể kinh tế trong xã hội và là một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, vì vậy cũng như mọi doanh nghiệp khác lợi nhuận kinh doanh (LNKD) của NHTM đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triển của NHTM.
Do đó việc nâng cao LNKD của NHTM là mối quan tâm hàng đầu của NHTM và điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng kinh tế và sự phát triển của xã hội. Ngày nay, người ta không thể hình dung nổi một nền kinh tế thị trường mà lại vắng bóng các NHTM, đó là chiếc câu nối giữa các tổ chức kinh tế, các đơn vị, cá nhân... trong xã hội nhằm đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn. Chúng ta cứ thử tưởng tượng nếu tất cả các NHTM đều làm ăn thua lỗ sẽ dẫn đến một ngày nào đó hệ thống NHTM bị sụp đổ vì phá sản thì lúc đó ai sẽ là người điều hoà nguồn vốn SXKD của xã hội được liên tục, có thể nói lúc đó mọi hoạt động SXKD của xã hội đều ngưng trệ vì không có người hà hơi cho nó. Và khi đó nền kinh tế chắc chắn sẽ không phát triển được.
Vì vậy việc nâng cao LNKD của NHTM là điều cần thiết cho chính các NHTM và cho cả cộng đồng. Trong phạm vi nhỏ hẹp của một đề tài thực tập tôi mạnh dạn đưa ra: “Một số giải pháp nhằm tăng LNKD tại Ngân hàng Công thương (NHCT) Quảng Ninh” .
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương 1: Tổng quan về Lợi nhuận kinh doanh
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh và Lợi nhuận
Chương 3: Giải pháp nhằm tăng Lợi Nhuận kinh doanh
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 313
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 158
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 16