Mã tài liệu: 121981
Số trang: 103
Định dạng: docx
Dung lượng file: 316 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Thực tế chứng minh rằng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là quá trình tất yếu nhằm đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, quan hệ sản xuất hợp lý phù hợp với lực lượng sản xuất ... làm cơ sở để xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Thực hiện nhiệm vụ đó, những năm qua, nhất là sau hơn 10 năm “Đổi mới” chúng ta đã thu được nhiều thành công bước đầu. Từ một nước có nền sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phải nhập khẩu lương thực, đã trở thành một trong ba quốc gia xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới. Cùng với ngành nông nghiệp các ngành, các lĩnh vực khác như công nghiệp, ngoại thương, du lịch, ngoại giao ... cũng đạt được những thành công nhất định góp phần đưa Việt Nam từ một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, tỷ lệ lạm phát cao thành một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và ổn định, tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, ngày càng có vị thế trong khu vực và trên trường quốc tế. Từ đó cho thấy hướng đi và bước đi của chúng ta là đúng đắn, tạo thế và lực mới cho một thời kỳ phát triển cao hơn.
Xu hướng quốc tế hoá cùng điều kiện cụ thể riêng đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội tiếp cận trình độ khoa học công nghệ cả về mặt kỹ thuật và quản lý ... Tuy nhiên để đạt được mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa đất nước tiến lên xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội thì vẫn còn rất nhiều thử thách cần phải vượt qua. Trong giai đoạn đầu thực hiện CNH-HĐH nhiệm vụ chủ yếu được xác định là tập trung các nguồn lực xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ, máy móc thiết bị, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế hiện đại với cơ cấu công- nông nghiệp, dịch vụ hợp lý, phát triển sản xuất trong nước theo cả chiều rộng và chiều sâu. Để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư đó chủ yếu vẫn phải dựa vào nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn từ hệ thống ngân hàng thương mại trong nước. Vai trò tín dụng trung và dài hạn sẽ được phát huy mạnh mẽ trong thời gian tới khi mà nguồn vốn tự tích luỹ của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay còn quá nhỏ bé, không thể đáp ứng nhu cầu đổi mới trang thiết bị, công nghệ, mở rộng sản xuất là những hoạt động đòi hỏi khối lượng vốn lớn. Nguồn vốn cấp phát từ ngân sách rất hạn hẹp, không thể đầu tư dàn trải cho nhiều lĩnh vực mà chủ yếu chỉ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình công nghiệp lớn. Nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư khá dồi dào nhưng việc huy động chúng lại không dễ dàng. Trong bối cảnh đó thì việc các ngân hàng thương mại phải phát huy hết vai trò và thế mạnh của mình để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Lý luận chung về dự án đầu tư và cho vay dự án đầu tư.
Chương 2. Thực trạng cho vay dự án đàu tư tại SGD1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay dự án đầu tư tại SGD1.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 402
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 447
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 163
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 352
⬇ Lượt tải: 16