Mã tài liệu: 211833
Số trang: 53
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 716 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
LỜI NÓI ĐẦU
Chuyển sang kinh tế thị trường, dưới đường lối đổi mới đúng đắn của Đảng, kinh tế Việt Nam như được tiếp thêm một luồng sinh khí mới phát triển mạnh mẽ với sự hoạt động đa dạng của nhiều thành phần kinh tế. Khu vực KTNQD như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài, trỗi dậy phát triển nhanh chóng và ngày càng khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế. Đóng góp hơn 60% vào GDP, 50% cho NSNN và thu hút trên 50% lao động xã hội những con số ấy cũng phần nào nói lên sự trưởng thành và vai trò quan trọng của khu vực kinh tế ấy trong nền kinh tế đất nước.
Cơ chế thị trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần KTNQD được phát triển năng động và tự chủ nhưng đồng thời nó cũng đặt KTNQD trước thử thách khắc nghiệt của quy luật cạnh tranh. Để đứng vững trong cạnh tranh, để phát huy hơn nữa khả năng của mình KTNQD đang rất cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước về nhiều mặt, đặc biệt là về vốn. Và ngân hàng là kênh dẫn vốn chủ yếu, là cứu cánh quan trọng cho sự tồn tại phát triển của KTNQD.
Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ NHTM luôn quan tâm đến nhu cầu vay vốn của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Và KTNQD là một thị trường tín dụng đầy tiềm năng của Ngân hàng. Họ cần có nhau và phụ thuộc lẫn nhau trong nền kinh tế. Việc mở rộng cho vay KTNQD mang một ý nghĩa thiết thực cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng đồng thời thúc đẩy KTNQD phát triển.
Hiện nay, công tác cho vay KTNQD của NHCT TP Nam Định còn gặp một số khó khăn tồn tại nhất định. Xuất phát từ thực tế đó, sau một thời gian thực tập tại NHCT TP Nam Định em đã nghiên cứu đề tài: "Một số giải pháp nhằm mở rộng cho vay kinh tế ngoài quốc doanh tại Ngân hàng Công thương thành phố Nam Định".
Nội dung của đề tài được bố cục như sau:
CHƯƠNG I: TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KTNQD.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY KTNQD TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG CÔNG TÁC CHO VAY KTNQD TẠI NHCT TP NAM ĐỊNH.
Do thời gian nghiên cứu học hỏi không nhiều, hiểu biết thực tế còn hạn chế, nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong được sự quan tâm chỉ bảo của các thầy cô giáo, và các cô chú, anh chị trong Ngân hàng để bài viết được hoàn thiện hơn.
Chuyên đề được hoàn thành với sự giúp đỡ của TS. Trương Quốc Cường. Giáo viên Khoa Nghiệp vụ Kinh doanh Ngân Hàng, các anh chị phòng kinh doanh nơi em đã thực tập.
Em xin chân thành cảm ơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 326
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 249
⬇ Lượt tải: 16