Mã tài liệu: 134686
Số trang: 88
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Trong những năm qua, cùng với thành tựu đổi mới của đất nước, hệ thống Ngân Hàng Việt Nam đã có những đổi mới sâu sắc, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng đã có rất nhiều các vụ đổ bể tín dụng nghiêm trọng xảy ra như các vụ án TAMEXCO, EPCO - Minh Phụng....Mà nguyên nhân sâu sa của các vụ đổ bể tín dụng này là do một số Ngân Hàng Thương Mại đã không thực hiện được đầy đủ cơ chế bảo đảm tiền vay, dẫn tới tình trạng đánh giá sai lệch giá trị tài sản bảo đảm. Bên cạnh đó, một số Ngân Hàng còn nhiều sơ hở trong quản lý tài sản bảo đảm, dẫn đến nhiều tài sản bảo đảm thực tế chỉ tồn tại trên giấy tờ của Ngân Hàng lập ra, còn tài sản thì vẫn do khách hàng nắm giữ và sử dụng không được pháp luật cho phép, thậm chí tổ chức tín dụng còn chấp nhận cả những tài sản không đủ điều kiện quy định. Sau những tổn thất đó, các Ngân Hàng lại ra sức thắt chặt các điều kiện quy định về cho vay của mình với mục địch nhằm ngăn chặn tối đa các tổn thất có thể xảy ra. Việc thắt chặt hoạt động cho vay đó của Ngân Hàng bằng việc quy định chặt chẽ hơn, yêu cầu cao hơn đối với hoạt động cho vay có bảo đảm và nghĩ rằng: như vậy thì khoản cho vay sẽ được bảo đảm hơn, sẽ có sự lựa chọn khách hàng kỹ càng hơn...và trên cả là tạo ra được hành lang an toàn cho hoạt động của mình, thu hồi lại được số vốn bỏ ra và thu lãi. Nhưng có chắc rằng việc thắt chặt quy định về cho vay có bảo đảm sẽ đạt được sự an toàn như mong muốn hay không? Thực tế thì thấy rằng, các Ngân Hàng đã tạo ra một hàng rào cản có hiệu quả trong việc lọc các khoản vay có hiệu quả, nhưng đồng thời họ cũng gặp rất nhiều khó khăn và trước tiên là đánh mất đi rất nhiều khách hàng có tiềm năng, điều đó cũng đồng nghĩa với việc mất đi một khoản lợi nhuận mà lẽ ra là có được. Hơn nữa, việc thắt chặt như vậy cũng không phải là biện pháp bảo đảm an toàn mà chỉ làm cho Ngân Hàng xa dời đi vai trò quan trọng và truyền thống của Ngân Hàng từ xưa là chuyển vốn từ nơi thiếu vốn sang nơi thừa vốn.
Luận văn của em chia làm ba chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về bảo đảm tiền vay.
Chương 2: Thực trạng nghiệp vụ bảo đảm tiền vay tại SGDI - NHCTVN.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện và tăng cường bảo đảm tiền vay tại SGDI-NHCTVN.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 253
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 385
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 104
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 418
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 425
⬇ Lượt tải: 16