Mã tài liệu: 71188
Số trang: 95
Định dạng: docx
Dung lượng file: 691 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Thực hiện những cam kết quốc tế về lĩnh vực ngân hàng trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và gia nhập WTO đã và đang đặt ra cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam những thách thức vô cùng to lớn. Trong đó, ngân hàng là lĩnh vực hoàn toàn mở trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam. Đến năm 2010, lĩnh vực ngân hàng sẽ mở cửa hoàn toàn. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO, Việt Nam vẫn tiếp tục triển khai lộ trình thực hiện Hiệp định cam kết về ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEFT/AFTA), tiến trình thực hiện Hiệp định song phương Việt - Mỹ...
Để hội nhập thành công và không bị “lép vế” trên “sân nhà”, các ngân hàng thương mại phải lành mạnh hoá tài chính theo chuẩn mực quốc tế, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong những yếu tố để nâng cao năng lực cạnh tranh đó là quản lý tốt rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Hiện nay, đối với hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam thì dư nợ tín dụng thường chiếm hơn tới 1/2 tổng tài sản có và thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 - 2/3 tổng thu nhập của ngân hàng. Mặt khác, rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có xu hướng tập trung chủ yếu vào danh mục tín dụng ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn tồn tại và nợ xấu là một thực tế hiển nhiên ở bất cứ ngân hàng nào, kể cả các ngân hàng hàng đầu thế giới bởi có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát. Khi ngân hàng rơi vào trạng thái tài chính nghiêm trọng, thì nguyên nhân thường phát sinh từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. Và nợ xấu đang là vấn đề nóng bỏng cần quan tâm để làm trong sạch bảng cân đối của ngân hàng, nâng cao năng lực tài chính, tăng sức cạnh tranh cho ngân hàng thương mại.
Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã nhận thức được vấn đề này và đang trong quá trình tìm ra biện pháp tối ưu để giúp ngân hàng ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng ở mức cho phép.
Trong quá trình học tập tại Học viện Ngân hàng và nghiên cứu thực tế tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội em nhận thấy được tầm quan trọng của công tác giám sát và phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Do đó, em đã quyết định chọn đề tài tốt nghiệp của mình là:
“Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội”.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
- Hệ thống lại những vấn đề có tính lý luận về rủi ro tín dụng để khẳng định rủi ro tín dụng là một tất yếu song có thể phòng ngừa và hạn chế được để đảm bảo an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng.
- Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng tại NHNTHN, từ đó rút ra các vấn đề còn tồn tại.
- Đưa ra một số và giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại NHNTHN.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu của khoá luận:
+ Những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng NHTM.
+ Thực trạng rủi ro tín dụng tại NHNTHN.
+ Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại NHNTHN.
- Phạm vi nghiên cứu rủi ro tín dụng tại NHNTHN.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Khóa luận sử dụng các biện pháp duy vật biện chứng, suy luận logic kết hợp với phương pháp duy vật lịch sử. Sử dụng số liệu thực tế để luận chứng thông qua các phương pháp so sánh, thống kê, đồ thị...
5. Kết cấu của khoá luận.
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khoá luận được kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Lý luận chung về rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
Chương 2: Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 420
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 222
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 155
⬇ Lượt tải: 14
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 17