Mã tài liệu: 216835
Số trang: 139
Định dạng: doc
Dung lượng file: 714 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Phần Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ngân hàng là một trong những tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Để phát huy được nội lực, khuyến khích tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, các quốc gia rất cần xây dựng một hệ thống ngân hàng hoạt động có hiệu quả cao, đặc biệt đối với một nền kinh tế như Việt Nam.
Trong quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam, cải cách hệ thống ngân hàng nhất là cải cách các NHTMNN được coi là khâu đột phá. Nhờ đó, các NHTMNN Việt Nam đã phần nào khẳng định được vị trí quan trọng trong nền kinh tế.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN còn thấp so với mục tiêu cũng như so với tiềm năng vốn có của các ngân hàng. Hệ quả là vai trò tích cực của các NHTMNN đối với hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung còn mờ nhạt.
Trước những thách thức to lớn của tiến trình hội nhập, trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các NHTMNN Việt Nam sẽ khó phát triển bền vững nếu không tập trung mọi nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Góp phần đáp ứng đòi hỏi bức xúc đó của thực tiễn, đề tài luận án tiến sỹ: “Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTMNN Việt Nam hiện nay,, đã được lựa chọn nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Liên quan đến đề tài nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM đã có một số công trình khoa học nghiên cứu công bố dưới dạng đề tài cấp Bộ, ngành và luận án tiến sỹ và đề cập ở những góc độ và phạm vi khác nhau. Nhiều giải pháp cũng như đề xuất của các công trình này đã được các nhà quản trị ngân hàng thực hiện. Có thể kể ra một số công trình nghiên cứu quan trọng gần nhất có liên quan đến đề tài luận án như:
Trong luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “ Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các NHTM Việt Nam”, tác giả Lê Thị Hương (2003) đã xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các Ngân hàng thương mại đặc biệt là các hoạt động đầu tư chứng khoán và cho vay. Việc đánh giá tập trung vào mục tiêu sinh lời của các ngân hàng thương mại ở giác độ vi mô trong giai đoạn 1996-2001.
Trong đề tài B2001.38.23 “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh ( nghiên cứu qua Ngân hàng Công thương Việt nam” của TS. Lê Anh Tuấn (2004),tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các ngân hàng thương mại quốc doanh của Việt Nam trong giai đoạn tới.
Trong luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài “ Hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước ở nước ta hiện nay”, tác giả Lê Đức Thọ (2005) đã đề cập đến thực trạng hoạt động tín dụng của hệ thống các NHTMNN và những tác động tới quá trình phát triển kinh tế-xã hội ở Việt Nam. Tác giả đã đề xuất các giải pháp đổi mới hoạt động tín dụng của hệ thống các NHTMNN Việt nam, phù hợp với yêu cầu đổi mới và gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đến năm 2010.
Trong luận án tiến sỹ kinh tế với đề tài” Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam” tác giả Nguyễn Hữu Huấn (2006) đã đi sâu phân tích chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- một trong những NHTM NN có quy mô hoạt động lớn nhưng cũng có rất nhiều những đặc điểm riêng biệt so với các NHTM NN khác. Trên cơ sở đánh giá những tồn tại chủ yếu như: năng lực tài chính yếu, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa cao, sản phẩm dịch vụ thấp . tác giả đưa ra đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cho giai đoạn 2006-2010. Những nhóm giải pháp này là rất phù hợp với một NHTM NN như Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nhưng chưa thể khái quát tầm vĩ mô áp dụng cho hệ thống các NHTM NN ở Việt Nam.
Trong các đề tài đã công bố, các tác giả đã đề cập ở giác độ quan điểm chung về hiệu quả hoạt động và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của một NHTM NN cụ thể hay một mảng nghiệp vụ cụ thể trong thời gian trước mắt cũng như trong hội nhập kinh tế quốc tế. Trong luận án này, tác giả nghiên cứu đề xuất ý kiến góp phần xây dựng hệ thống các giải pháp mang tính vĩ mô trên cơ sở kế thừa một số giải pháp của các công trình nghiên cứu trước đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra những giải pháp có tính đột phá như: thành lập tập đoàn tài chính, cổ phần hoá triệt để các NHTMNN. Đây là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu vấn đề này do đó không bị trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
3. Mục đích nghiên cứu của luận án
- Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN VN giai đoạn 2000-2005.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN Việt Nam cho giai đoạn từ nay đến 2010 và những năm tiếp theo.
4. đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM.
Phạm vi nghiên cứu: Luận án khảo sát trên 2 khía cạnh lý luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, đầu tư và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác của 4 NHTMNN lớn nhất ở Việt Nam bao gồm Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (thời gian 2000-2005), đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN VN (giai đoạn 2006-2010) và những năm tiếp theo theo định hướng của Đảng và Nhà nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng, các phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện luận án gồm: Phương pháp so sánh, phân tích kết hợp với phương pháp điều tra chọn mẫu và hệ thống hoá cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để đưa ra nhận xét đánh giá các vấn đề. Bên cạnh đó, luận án cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình có khoa học liên quan để làm sâu sắc hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
6. Những đóng góp mới của luận án
Về lý luận: luận án đã làm rõ những vấn đề lý luận về hoạt động kinh doanh của NHTM, khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM tập trung chủ yếu trên phương diện lợi nhuận và các chỉ tiêu về lợi nhuận của các NHTM. Đặc biệt, tác giả phân tích khá toàn diện hàng loạt nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM, đúc kết được kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTMNN. Xét tổng thể, những nội dung được đề cập thể hiện tư duy khá logíc của tác giả, phù hợp với mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đã xác định, là cơ sở lý thuyết hoàn chỉnh để tiếp cận những vấn đề tiếp theo.
Trên cơ sở khát quát về hệ thống ngân hàng Việt Nam,ấtc giả nhấn mạnh vai trò chủ lực, chủ đạo của các NHTMNN. Theo đó, bằng hệ thống tư liệu phong phú tác giả đã mô tả, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN Việt nam từ năm 2000-2005 theo những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đã thống nhất ở phần lý thuyết. Quan trọng hơn, tác giả khẳng định mặc dù hiệu quả hoạt động của các NHTMNN đã được cải thiện nhưng so với mục tiêu thì còn thấp, thậm chí là rất thấp. Một số nguyên nhân (từ phía các NHTMNN, từ phía NHNN, khách hàng .) được tác giả phân tích chứng minh khá thuyết phục. Đặc biệt, nguyên nhân sâu xa từ chế độ sở hữu là rất độc đáo. Những đánh giá của tác giả là có cơ sở khoa học, chứng tỏ tác giả am hiểu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Với định hướng, mục tiêu phát triển các NHTMNN Việt Nam trong thời gian tới, tác giả khẳng định nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Các giải pháp được luận cứ có cơ sở lý luận và thực tiễn nên có tính ứng dụng cao. Đặc biệt, một số giải pháp có tính đột phá cao như xây dựng tập đoàn tài chính trên cơ sở hợp nhất một số NHTMNN, cổ phần hoá triệt để NHTMNN. Phần kiến nghị của tác giả với Nhà nước, các Bộ Ngành và NHNN để thực thi các giải pháp trong đó nhấn mạnh về việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các NHTMNN là hợp lý.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu hữu ích cho các NHTMNN trong việc ứng dụng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm 169 trang, 3 biểu đồ, 9 bảng số liệu, 7 sơ đồ, 2 đồ thị, lời nói đầu, kết luận, danh mục các công trình, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTMNN Việt Nam.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 416
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 337
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 267
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16