Mã tài liệu: 42947
Số trang: 71
Định dạng: docx
Dung lượng file: 1,342 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Hơn 2 thập kỷ qua, nền kinh tế nước ta thường xuyên trong tình trạng nhập siêu hàng hóa. Nhập siêu gia tăng cả về giá trị tuyệt đội lẫn tỷ lệ so sánh với kim ngạch XK. Tình trung bình, nhập siêu khoảng 1 tỷ USD/năm trong thời kỳ 1991-1995, tăng lên gần 2 tỷ USD/năm thời kỳ 1996-2000 và 4 tỷ USD/năm thời kỳ 2001-2005. Trong những năm gần đây, nhập siêu tiếp tục tăng mạnh từ 5 tỷ USD năm 2006 lên 14 tỷ USD trong năm 2007, 18 tỷ USD năm 2008, giảm xuống gân 13 tỷ USD năm 2009. Tính đến hết tháng 8/2010 nhập siêu khoảng 8,2 tỷ USD, cao hơn so với mức 5,1 tỷ USD cùng kỳ năm 2009. Như vậy, nhập siêu đã là vấn đề phức tạp và kéo dài của nền kinh tế nước ta. Tính trung bình, tỷ lệ nhập siêu/XK thời kỳ 2001-2005 là 17,3%. Tỷ lệ này tăng mạnh và vượt ngưỡng 20% trong những năm gần đây: 29,3% năm 2007, 28,8% năm 2008 và 21,6% năm 2009. Trong năm 2010, chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát nhập siêu không quá 20% XK, 8 tháng đầu năm 2010, tỷ lệ nhập siêu/XK khoảng 18,3%, cao hơn mức 13,7% cùng kỳ năm 2009. Trong các năm tới, kiểm soát tỷ lệ nhập siêu/XK ở mức thấp vẫn là mục tiêu điều hành kinh tế vĩ mô.
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội mà các quốc gia có được thì nguy cơ của khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng ngày càng gia tăng và mức độ ảnh hưởng ngày càng trầm trọng hơn. Thế giới hiện nay cũng đã và đang phải đối diện với cuộc khủng hoảng kinh tế, có thể nói là lớn nhất từ trước tới giờ (cuộc khủng hoảng kinh tế 2008-2009), mà ảnh hưởng của nó vươn tới hầu hết các quốc gia. Là một bộ phận cấu thành nền kinh tế thế giới, đặc biệt từ khi trở thành thành viên chính thức của WTO - đánh dấu bước tiến trong quá trình hội nhập, kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thách thức hơn nữa là việc Việt Nam hội nhập trong điều kiên hệ thống kinh tế - tài chính của chúng ta còn lỏng lẻo và yếu kém. Chính vì vậy, có thể nói nền kinh tế luôn đứng trước nguy cơ khủng hoảng từ nội tại cũng như từ các tác động bên ngoài. Để hạn chế điều này, Nhà nước và cộng đồng xã hội đã rất nỗ lực để tìm ra phương hướng, cách thức nhằm vực nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hạn chế sự suy giảm kinh tế. Việc nghiên cứu và đề xuất giải pháp kiểm soát và hạn chế nhập siêu là công việc hết sức quan trọng cho mỗi một quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Có thể nói, đề tài “Giải pháp kiểm soát và hạn chế nhập siêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới” là một vấn đề nghiên cứu mới và có tính thời sự. Điều này đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, sự tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu ngày càng gay gắt, nguy cơ khủng hoảng kinh tế trong nước ngày càng cao, nhập siêu trong nước đang có xu hướng ngày càng gia tăng.
o Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài.
o Chương 2: Cơ sở lý luận về XNK và nhập siêu.
o Chương 3: Đánh giá hoạt động XNK và nhập siêu ở Việt Nam trong những năm qua.
o Chương 4: Giải pháp kiểm soát và hạn chế nhập siêu để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 581
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 308
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 7
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 208
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 180
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 213
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 225
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 937
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16