Mã tài liệu: 213051
Số trang: 87
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 806 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước ta đến năm 2020 là từ một nước nông nghiệp cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại, có nền kinh tế hàng hóa phát triển. Để đạt được mục tiêu đề ra chúng ta cần quán triệt quan điểm coi sự nghiệp CNH – HĐH là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Đặc biệt là phải coi trọng sự nghiệp CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn. Phát triển toàn diện nông – lâm – ngư nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến nông – lâm – thủy sản, phát triển nông nghiệp toàn diện hướng vào đảm bảo an toàn lương thực quốc gia trong mọi tình huống, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn có hiệu quả. Đây là mục tiêu lớn nhưng để đạt được nó cũng không ít những khó khăn bởi:
Như chúng ta đã biết nước ta vốn có xuất phát điểm thấp, ở nông thôn tỷ lệ các hộ nghèo đói còn cao, lao động dư thừa ngày càng tăng lên, khoảng cách về thu nhập đời sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng xa hơn. Trong muôn ngàn lý do đó có lý do đặc biệt quan trọng nhất là người dân thiếu vốn để sản xuất.
Vậy làm thế nào để khắc phục những khó khăn trên nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra? Để giải quyết câu hỏi này Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách đồng bộ tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Trong đó tín dụng đối với nông nghiệp được coi là mũi nhọn quan trọng và trực tiếp nhất.
Xuất phát từ những vấn đề trên NHNo&PTNT Việt Nam ra đời nhằm phục vụ đắc lực cho chiến lược CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, giải quyết vấn đề một cách thiết thực, nhanh chóng nhất. Đồng vốn của ngân hàng đã và đang góp phần làm thay đổi các miền quê, nâng bước hàng triệu gia đình nông dân xóa được đói, giảm được nghèo, góp phần vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động cho vay của ngân hàng đối với các hộ sản xuất làm kinh tế nông nghiệp. Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai tôi đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa lý luận về ngân hàng và hoạt động tín dụng - cho vay của NHTM
- Đánh giá thực trạng cho vay vốn đến hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất trên địa bàn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ sản xuất tại NHNo&PTNT huyện Chư Prông và hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ sản xuất trên địa bàn trong thời gian tới.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.
Các yếu tố, các mối quan hệ có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn vay đối với các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Chư Prông
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1 Không gian
- NHNo&PTNT huyện Chư Prông, đường Trần Hưng Đạo – TT Chư Prông – Huyện Chư Prông – Tỉnh Gia Lai.
- Các hộ sản xuất vay vốn trên địa bàn huyện
1.3.2.2 Thời gian
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2010
- Số liệu nghiên cứu: số liệu năm 2007,2008,200
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 117
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 282
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 24
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 169
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 227
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 328
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 214
⬇ Lượt tải: 5
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16