Mã tài liệu: 221381
Số trang: 20
Định dạng: doc
Dung lượng file: 146 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Mục lục
Lời Mở Đầu
Chương I : Lãi Suất Và Tác Động Của Lãi Suất
I. Lãi suất là gì =
II. Những vấn đề cơ bản về lãi suất
1. Nguyên tắc xác định lãi suất
2. Phân loại lãi suất
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tín dụng
4. ý nghĩa của lãi suất tín dụng
5. Ngân hàng trung ương và việc điều hành lãi suất
Chương II : Thực Trạng Điều Hành Lãi Suất Tín Dụng ở Việt Nam Hiện Nay Và Định Hướng Điều Hành Lãi Suất Tín Dụng Trong Thời Gian Tới
I. Điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam – ưu nhược điểm và tác động của lãi suất đến việc
1. Giai đoạn từ 1986 – 1989
2. Giai đoạn từ 3. 1989 đến 101993.
3. Giai đoạn từ 0101.1993. đến 0101.1996.
II. Một số ý kiến về hệ thống lãi suất tín dụng và định hướng điều hành lãi suất tín dụng trong thời gian tới
1. Một số ý kiến về hệ thống lãi suất tín dụng và giải pháp xử lý những bất hợp về lãi suất
2. Định hướng điều hành lãi suất tín dụng ở Việt Nam trong thời gian tới
Kết Luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Lời mở đầu
Đất nước ta trong 15 năm đổi mới nền kinh tế đã đạt dược những bước tăng trưởng đáng kể . Để đạt được sự tăng trưởng đó hệ thống ngân hàng đã đóng góp một phần không nhỏ thông qua chính sách tiền tệ để điều tiết nền kinh tế vĩ mô một công cụ quan trọng đó là lãi suất tín dụng .Việc điều chỉnh lãi suất tín dụng có tác động đến hầu hết các hoạt động của nền kinh tế như mức cung tiền , vấn đề tích luỹ đầu tư của các thành phần kinh tế từ đó nó ảnh hưởng đến mức độ tăng trưởng kinh tế .Công cụ lãi suất ngày càng trở nên quan trọng khi đất nước tiến lên công nghiệp hoá - hiện đại hoá và ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới trong giai đoạn hiện nay .
Với những kiến thức đã học , những tài liệu tham khảo và nhất là những thay đổi của lãi suất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay và đặc biệt được sự hướng dẫn giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn tiền tệ khoa Tiền tệ thị trường vốn em chọn đề tài .
“Chính sách lãi suất của ngân hàng nhà nước Việt Nam từ năm 1986 đến nay”.
Đây là đề án đầu tay về những môn học chuyên ngành với sự cố gắng hết mình tìm tòi học hỏi nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót do hiểu biết còn hạn chế em mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô .
Chương I: Lãi suất và tác động của lãi suất
Lãi suất là gì ?
Trong đời sống xã hội chúng ta luôn thấy hiện tượng trong cùng một thời điểm có những đối tượng dư thừa vốn tức là họ có một số tiền nhàn rỗi chưa sử dụng và ngược lại cũng có những đối tượng lại rất cần vốn để tiếp tục sản suất hoặc đầu tư mở rộng lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhưng họ khó có thể gặp nhau để trao đổi trực tiếp lượng vốn đó được. Để có thể điều hoà được mâu thuẫn này đồng thời để thoả mãn được nhu cầu của các đối tượng và đem lại lợi ích cho nền kinh tế cần có một đối tượng đứng ra làm trung gian đó là ngân hàng. Khi đó người có vốn nhàn rỗi sẽ trao quyền sử dụng của mình cho ngân hàng và ngân hàng là tổ chức trung gian đứng ra tập hợp vốn để cho các đối tượng cần vay vonkhi^' đó người được vay vốn sẽ có trách nhiệm hoàn trả số vốn gốc vào đúng thời hạn thoả thuận và thêm vào đó là khoản tiền dôi dư tính cho quyền sử dụng số vốn đó chính là cơ sở xuaát hiện lãi suất.
Như vậy , khi sử dụng bất kì khoản tiền nào , người vay vốn cũng phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc vay ban đạuTỉ^` lệ phần trăm của phần tăng thêm này với phần vốn gốc vay ban đầu được gọi là lãi suất.
Vậy: Lãi suất là giá cả của quyền được sử dụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sở hữu nó.
Trong thực tế lãi suất được tính như sau:
Số lợi tức thu được trong kỳ
Lãi suất tín dụng = 100%
Số tiền vay phải trả trong kỳ
những vấn đề cơ bản về lãi suất
1. Nguyên tắc xác định lãi suất
a. Căn cứ vào cung cầu tiền tệ
Khi cung cầu tiền tệ tăng lên mà nhu cầu vay không tăng hoặc tăng chậm hơn lượng tiền cung ứng thì lãi suất có xu hướng giảm và ngược lạiKhị cầu tiền tăng lên mà cung tiền không tăng hoặc tăng chậm hơn lượng tiền mà các chủ thể nền kinh tế cần vaythì lãi suất có xu hướng tăng.
b. Căn cứ vào thời hạn cho vay
Ta chia ra làm ba loại : Lãi suất tín dụng ngắn hạn, lãi suất tín dụng trung hạn và lãi suất tín dụng dài hạn.
Trong thực tế lãi suất tín dụng ngắn hạn < lãi suất tín dụng trung hạn < lãi suất tín dụng dài hạn
c. Căn cứ vào cơ chế lãi suất dương
Để có lãi suất dương tức là hoạt động kinh doanh của ngân hàng đêm lại lợi nhuận và để tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền thì tỉ lệ lạm phát < lãi suất huy động < lãi suất cho vay.
2. Phân loại lãi suất
a. Căn cứ vào loại hình tín dụng
ã Lãi suất cơ bản: Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHTƯ công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.
Vì vậy, việc lựa chọn lãi suất cơ bản phù hợp với điều kiện, môi trường kinh tế, mức độ phát triển và hội nhập của hệ thống tài chính của nước ta là rất cần thiết.
ã Lãi suất tín dụng thương mại: áp dụng khi các doanh nghiệp cho nhau vay dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá.
Giá cả hàng hoá bán chịu- Giá cả hàng hoá bán trả tiền ngay
Lãi suất tín dụng thương mại =
Giá cả hàng hoá bán chịu
ã Lãi suất tiền gửi: Là lãi suất trả các khoản tiền gửi. Nó được áp dụng để tính tiền lãi phải trả cho người gửi tiền .
ã Lãi suất tiền vay: Là lãi suất mà người đi vay phải trả cho ngân hàng do việc sử dụng vốn vay của ngân hàng nó dược áp dụng để tính lãi suất vay mà khách hàng phải trả cho ngân hàng.
ã Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá nhưng chưa đến hanthạnh toán của khách hàng.
ã Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoá giấy tờ có ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng.
ã Lãi suất liên ngân hàng: Là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng.
b. Căn cứ vào lãi giá trị thực của lãi suất. Có hai loại:
ã Lãi suất danh nghĩa: Là lãi suất tính theo giá trị danh nghĩa của tiền tệ vào thời điểm nghiên cứu nói khác đi nó là loại lãi suất chưa loại trừ đi tỉ lệ lạm phát .
ã Lãi suất thực tế :là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi về lạm phát . Có hai loại lãi suất thực :
+ Lãi suất thực tính trước (dự tính ) là lãi suất được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi dự tính về lạm phát .
+ Lãi suất thực tính sau : là lãi suất thực được điều chỉnh lại cho đúng theo những thay đổi trên thực tế về lạm phát.
Ta có: Lãi suất thực = Lãi suất danh nghĩa – Tỉ lệ lạm phát
c. Căn cứ vào mức độ ổn định của lãi suất
- Lãi suất cố định: là lãi suất dược áp dụng cố định trong suốt thời hạn vay.
- Lãi suất thả nổi: Là lãi suất có thể thay đổi lên xuống và có thể báo trước hoặc không báo trước.
d. Căn cứ vào phương pháp tính. Có hai loại :
- Lãi suất đơn: Là lãi suất tính một lần trên số vốn gốc cho suốt kì hạn vay.
Công thức tính lãi suất đơn: I = Cọịn
Trong đó: I – Số tiền lãi
Co – Số vốn gốc
i – Lãi suất
n – số kỳ hạn gửi vốn
- Lãi suất kép: Là mức lãi suất có tính đến giá trị đầu tư lại của lợi tức thu dược trong thời hạn sử dụng tiền vay.
Công thức tính lãi suất kép: C = Cơ 1+ i )n
Trong đó: C- Số tiền thu được theo lãi gộp sau nhiều kỳ
Co – Vốn gốc ban đầu
i – Lãi suất
n – Số thời kỳ gửi vốn
- Lãi suất hoàn vốn: Là lãi suất làm cân bằng giá trị hiện tại của tiền thu nhập nhận được trong tương lai theo một công cụ nợ với giá trị hôm nay của công cụ đó.
e. Căn cứ vào thời hạn tín dụng. Có 3 loại:
- Lãi suất ngắn hạn: áp dụng đối với khoản tín dụng ngắn hạn
- Lãi suất trung hạn: áp dụng đối với khoản tín dụng trung hạn
- Lãi suất dài hạn: áp dụng đối với khoản tín dụng dài hạn
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng.
a. Cung - cầu quĩ cho vay
* Cầu quĩ cho vay: là nhu cầu vay vốn phục vụ sản suất kinh doanh hoặc tiêu thụ của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.
Cầu quĩ cho vay biến động ngược chiều với sự biến động của lãi suất
* Cung quĩ cho vay: Là khối lượng vốn dùng để cho vaykiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội.
Cung quĩ cho vay tăng khi lãi suất cho vay tăng và ngược lại
ã Điểm cắt nhau giữa cung - cầu quĩ cho vay chính là lãi suất của thị trường
- Những nhân tố làm dịch chuyển đường cầu quĩ cho vay:
+ Lợi tức dự tính của các cơ hội đầu tư
+ Lạm phát dự tính
+ Tình trạng ngân sách nhà nước
- Những nhân tố làm dịch chuyển đường cung quĩ cho vay:
+ Tài sản và thu nhập
+ Tỉ suất lợi tức dự tính
+ Rủi ro
+ Tính lỏng của các công cụ đầu tư
b. Cung cầu tiền
- Cầu tiền là lượng tiền mà các ngân hàng, các tổ chức và các cá nhân muốn lắm giữ để dáp ứng nhu cầu tiêu dùng hiện tại và trong tương lai với giá cả và các biến số kinh tế khác cho trước.
Lượng cầu tiền biến đọng ngược chiều với sự biến động của lãi suất đường cầu tiền là đường dốc xuống
Đường cung và đường cầu tiền tệ cắt nhau tại điểm cân bằng làm hình thành lên mức độ lãi suất trên tiền tệ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 302
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 258
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 199
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 301
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 17