Mã tài liệu: 249504
Số trang: 6
Định dạng: docx
Dung lượng file: 120 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
Chính sách điều hành lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng nhà nước từ 2008 đến 2010
[*]Năm 2008
Do những dấu hiệu gia tăng lạm phát xuất hiện từ cuối năm 2007, đầu năm 2008, tình hình lạm phát cao (trên 2%/tháng) tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng liên tục leo thang từ tháng 2 đến đỉnh điểm vào tháng 5 (tăng 3,19%), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng các mức lãi suất kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2008. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm tăng lên 7,5%/năm, tăng 1,0%/năm; cùng với các mức lãi suất chủ chốt khác: lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm tăng lên 8,75%/năm, tăng 0,5%/năm; lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm, tăng 1,5%/năm.
Từ tháng 5 – 9/2008, NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ “tăng cường thắt chặt”, các mức lãi suất chủ đạo được điều chỉnh tăng: lãi suất tái cấp vốn từ 13%/năm lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu từ 11%/năm lên 13%/năm, lãi suất cơ bản từ 12%/năm lên 14%/năm.
Thêm đó NHNN thiết lập một hành lang lãi suất thị trường liên ngân hàng với biên độ chênh lệch khoảng 2% để điều tiết lãi suất thị trường: (i) “Trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất tái chiết khấu (hiện nay là 7% - 5%/năm); lãi suất cơ bản và lãi suất nghiệp vụ thị trường mở biến động trong phạm vi hành lang này; (ii) Lãi suất nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò định hướng và thực hiện việc “bơm” tiền ra hoặc “hút” tiền về, từ đó tác động đến cung - cầu vốn, lãi suất thị trường liên ngân hàng và lãi suất huy động, cho vay của NHTM.
Tác động:
[*]Các ngân hàng thương mại đối mặt với khó khăn thiếu hụt nguồn cung tiền đồng sau những quyết định của Ngân hàng Nhà nước. Tình trạng thiếu hụt tiền đồng của các ngân hàng thể hiện qua việc lãi suất cho vay qua đêm của các ngân hàng trong vòng một tháng qua đã có lúc lên tới 30%. Điều này đã đẩy các ngân hàng đến chỗ đua nhau tăng lãi suất huy động tạo ra một cuộc đua lãi suất ở khắp các ngân hàng từ lớn đến nhỏ với ngòi nổ là NH Đại Dương
[*]Mục tiêu chống lạm phát là hướng chúng ta đang tăng cường và đã có kết quả. Tốc độ tăng CPI tháng sau đã thấp hơn so với tháng trước, CPI tháng 7 đạt 1.13%, trong khi tháng 6 là 2.14%, tháng 5 là 3.91%. Đáng quý là trong khi lạm phát đang được kiềm chế hiệu quả thì tăng trưởng vẫn duy trì được ở mức cao.
[*]Lãi suất cho vay tăng đến mức kỷ lục 21%/năm gây chi phí vốn cao cản trở các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn. Thêm vào đó, chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh khiến một số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thua lỗ, đình đốn, nợ xấu gia tăng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 305
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 262
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 323
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 387
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 458
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 304
⬇ Lượt tải: 16