Mã tài liệu: 257192
Số trang: 49
Định dạng: rar
Dung lượng file: 227 Kb
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng
[FONT="]LỜI MỞ ĐẦU
[FONT="]Khi chính sách mở cửa bắt đầu từ năm 1986, quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam ngày càng phát triển, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) chúng ta phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, không những đối với các DN mà với cả những cá nhân có nguồn vốn hạn hẹp. Điều đó đòi hỏi các DN cũng như những cá nhân phải luôn tìm cách hoàn thiện mình hơn nữa nếu không muốn bị đào thải trước sự lớn mạnh của các công ty nước ngoài đang hoạt động trong nước. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề dễ thực hiện, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn sẵn có của mình thì các DN cũng như những cá nhân không phải là đối thủ của các công ty đó. Vì thế cần phải mở rộng quan hệ hợp tác với NH và các tổ chức tín dụng khác để đáp ứng nhu cầu về vốn cho các DN cũng như những cá nhân. NH có một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, thúc đẩy quá trình tuần hoàn và luân chuyển vốn trong xã hội.
[FONT="]Từ trước đến nay khi quan hệ mua bán với nhau các DN trong và ngoài nước thường sử dụng các hình thức thanh toán như: Chuyển tiền, Nhờ thu, TDCT. Nếu như hai phương thức đầu đều bất lợi cho một bên là bên mua hoặc bên bán, NH chỉ là trung gian và không bị ràng buộc trách nhiệm phải thanh toán thì bên cạnh đó phương thức TDCT có mặt như là một giải pháp đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên tham gia. Nhờ có những ưu điểm như vậy nên phương thức này được ưa chuộng hơn hẳn. Nhưng cái gì cũng có hai mặt của nó, TDCT tỏ ra rất ưu việt, thế nhưng nó vẫn không tránh được rủi ro cho các bên tham gia một cách tuyệt đối mà chỉ giảm thiểu phần nào đáng kể. Các DN Việt Nam bước chân vào thị trường thế giới còn nhiều mới lạ, kinh nghiệm còn non trẻ thế nên các NH và các DN XNK đã gặp rất nhiều khó khăn và rủi ro trong việc thanh toán bằng phương thức TDCT. Do đó việc thực hiện, hoàn thiện và phát triển công tác TTQT cụ thể là nghiên cứu phòng chống rủi ro trong thanh toán TDCT là một trong những mối quan tâm thường xuyên của NH.
[FONT="]Trong những năm qua hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại tệ của NHNo&PTNT(CN6) ngày càng phát triển. Vì thế trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT(CN6), đa phần khách hàng của Chi nhánh đều là NK với hoạt động thanh toán chủ yếu bằng phương thức TDCT, trên những cơ sở kiến thức đã học và qua nghiên cứu tài liệu em đã chọn đề tài cho mình như sau: “Các rủi ro thường gặp, giải pháp hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT(CN6)”. Đề tài tập trung nghiên cứu, giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động thanh toán hàng NK bằng phương thức TDCT tại NHNo&PTNT(CN6). Trên cơ sở phân tích lý luận theo phương pháp luận khoa học logic về thực tiễn rủi ro trong thanh toán TDCT, đề tài đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro trong phương thức thanh toán TDCT tại NHNo&PTNT(CN6).
[FONT="]Mục tiêu đề tài:[FONT="]tìm hiểu về phương thức TDCT, đồng thời tìm ra những rủi ro và những biện pháp đề phòng rủi ro, nhằm tối thiểu hóa những thiệt hại do rủi ro TDCT gây ra. Từ đó đề ra những giải pháp và kiến nghị góp phần khắc phục và phòng ngừa rủi ro để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả trong hoạt động TDCT.
[FONT="]Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:[FONT="]Tìm hiểu về hoạt động TDCT tại NHNo&PTNT(CN6), tập trung đi sâu tìm hiểu quá trình thanh toán TDCT, những rủi ro phát sinh, đánh giá về hoạt động TDCT của NH từ 2007 - 2009 qua các số liệu thu thập được tại NH. Qua đó có thể đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và hạn chế rủi ro tại NH.
[FONT="]Phương pháp nghiên cứu: [FONT="]Thu thập số liệu nguồn từ NHNo&PTNT(CN6) đồng thời kết hợp với các phương pháp:
[FONT="]+ Phương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối.
[FONT="]+ Phương pháp phân tích đánh giá số liệu thực tế tại Chi nhánh.
[FONT="]+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu giữa các năm.
[FONT="]+ Ngoài ra còn dùng các biểu đồ minh họa để cho việc phân tích rõ ràng hơn.
file:///C:/DOCUME%7E1/TRUNGD%7E1/LOCALS%7E1/Temp/msohtmlclip1/01/clip_image001.png [FONT="]Nội dung đề tài gồm ba chương:
[FONT="]Chương 1: Tổng quan về thanh toán quốc tế và phương thức Tín dụng chứng từ.
[FONT="]Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức Tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT(CN6).
[FONT="]Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại NHNo&PTNT(CN6).
[FONT="]Tuy nhiên do có nhiều hạn chế về lý luận và kinh nghiệm thực tiễn nên chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô, NHNo&PTNT(CN6), các bạn bè để bài viết được hoàn thiện hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 145
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 202
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 401
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 779
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 212
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 208
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 16