Mã tài liệu: 129325
Số trang: 78
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế mỗi nước, nhất là với những nước đang phát triển. ĐTNN không những góp phần phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, phát triển nền kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước mà nó còn góp phần mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài, tạo điều kiện hội nhập với khu vực và thế giới. Ngày 29/12/1987 Quốc hội đã thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cơ sở pháp lý đầu tiên cho việc gọi vốn, thu hút vốn đầu tư trực tiếp (ĐTTT) từ nước ngoài vào Việt Nam. Nhà nước ta khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ pháp luật Việt Nam, bình đẳng, các bên cùng có lợi đồng thời Nhà nước cũng bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp pháp khác của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đến nay, Luật đầu tư nước ngoài đã trải qua nhiều lần chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung cho đến nay đâx có Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ( 31/7/2000) quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Nghị định số 27/2003/NĐ-CP (19/3/2003 ) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ( 31/7/2000).
Vậy hiểu thế nào là đầu tư nước ngoài, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài ?
Theo Luật đầu tư nước ngoài thì đầu tư nước ngoài là việc sử dụng các nguồn tài chính của một nước ở nước ngoài, nó là một hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hay nói cách khác, đầu tư nước ngoài là sự chuyển dịch vốn đầu tư từ quốc gia này sang quốc gia khác nhằm mục đích kiếm lời. Số tư bản chuyển dịch gọi là vốn đầu tư nước ngoài, nó được đóng góp dưới dạng chủ yếu ngoại tệ, tài sản hữu hình ( thiết bị, máy móc, nhà xưởng... ) tài sản vô hình ( giá trị quyền sở hữu công nghệ, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ...) và có thể do một nhà nước hay một tổ chức tài chính quốc tế đóng góp hoặc có thể là nguồn vốn tư nhân. Đầu tư nước ngoài có 2 dạng đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Phạm vi điều chỉnh của luật đầu tư nước ngoài chỉ là các hình thức đầu tư trực tiếp, vì vậy ta sẽ đi vào tìm hiểu đầu tư trực tiếp.
Đầu tư trực tiếp là một loại hình trao đổi vốn quốc tế, trong đó chủ đầu tư bỏ vốn đầu tư và trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động sử dụng vốn. Về thực chất đầu tư trực tiếp là việc chủ đầu tư xây dựng các cơ sở, chi nhánh đầu tư ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Với số vốn đầu tư đủ lớn, cho phép chủ đầu tư trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư và chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả kinh doanh.
Kết cấu của đề tài:
Chương I :Khái quát chung về chính sách thuế TNDN áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Chương II : Thực trạng công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thành phố Hải Phòng
Chương 3:Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 271
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 396
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 1753
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 1110
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 18