Mã tài liệu: 80228
Số trang: 82
Định dạng: docx
Dung lượng file: 323 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Sau gần 15 năm tiến hành đổi mới, Việt Nam đã và đang trên chặng đường chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế đó các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển, giữa chúng có sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau, trong một môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Vì vậy, các hoạt động mua bán, chia tách, sáp nhập, liên doanh, liên kết (hay nói chung là các hoạt động quản lý sao cho mang lại cho doanh nghiệp sự thành công và phát triển) giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế hoặc trong cùng một thành phần kinh tế cũng diễn ra khá phổ biến.
Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, Nhà nước ta vẫn coi kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, hướng dẫn sự phát triển và chi phối hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia kinh tế, rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước hiện đang hoạt động không có hiệu quả, nếu tiếp tục duy trì sẽ trở thành gánh nặng cho Ngân sách Nhà nước. Vì vậy, trong quá trình đổi mới và cơ cấu lại nền kinh tế, Nhà nước đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới, cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước nhằm duy trì vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế này. Văn kiện Đại hội Đảng VII đã chỉ rõ: Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế . Thực hiện chủ trương và đường lối đó trong các năm qua chúng ta đã thu được những thành công nhất định như tiến hành cổ phần hoá - chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại các doanh nghiệp tổ chức quản lý theo mô hình các Tổng công ty 90, 91. Nhưng trong quá trình thực hiện chúng ta đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, trong đó có những vấn đề có ảnh hưởng quyết định như các giải pháp tài chính và đặc biệt là công tác xác định giá trị tài sản lưu động và máy móc thiết bị . Nếu chúng ta có được những giải pháp hoàn chỉnh và khoa học thì sẽ thúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình đổi mới và cơ cấu lại nền kinh tế, các doanh nghiệp sẽ có giá trị hợp lý nhất không quá cao cũng như không bị xác định giá trị thấp. Từ đó giúp doanh nghiệp cũng như Nhà nước có những định hướng đúng đắn. Chính vì thế, xác định giá trị doanh nghiệp đang là một vấn đề cấp bách cần có những nghiên cứu và thử nghiệm, là một công việc không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường.
Kết cấu đề tài gồm:
Chương I. Các vấn đề chung về xác định giá trị doanh nghiệp
Chương II. Xác định doanh nghiệp tại công ty sản xuất bê tông vật tư xây dựng Hà Tây
ChươngIII. Một số giải pháp và kiến nghị
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 350
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 290
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 309
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16