Mã tài liệu: 26499
Số trang: 70
Định dạng: docx
Dung lượng file: 486 Kb
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Năm 1986 nước ta thực hiện dịch chuyển cơ cấu kinh tế từ nền kinh tế bao cấp chủ yếu chỉ tồn tại 2 thành phần đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước đã cho phép tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Đây là một bước ngoặt lịch sử, một sự lựa chọn đúng đắn góp phần làm thay đổi đất nước trong những năm qua. Đặc biệt trong những năm gần đây với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế việc gọi vốn đầu tư nước ngoài vào Việt nam làm
cho sự tồn tại, đứng vững và phát triển của các doanh nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào việc quản lý của chính chủ doanh nghiệp.
Cơ chế thị trường là một cơ chế điều tiết nền kinh tế dựa trên việc phát huy tối đa năng lực của từng cá nhân, từng tập thể sự thoả mãn và điều tiết thị trường phụ thuộc vào cung cầu trên thị trường. Các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trong toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của mình lấy thu bù chi và đảm bảo có lãi, doanh nghiệp phải chấp nhận sự cạnh tranh gay gắt, sự điều tiết của thị trường thông qua cơ chế giá cả. Những quy luật đó của nền kinh tế đã buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải tìm tòi các chiến lược kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất.Vấn đề đặt ra là : Sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai?
Cũng chính vì vậy mà các doanh nghiệp phải phát huy tối đa năng lực của mình tận dụng triệt để nguồn tài sản hiện có để tìm được một vị trí cho mình trên thị trường. Chính sự cạnh tranh gay gắt đó đã đặt các nhà chủ doanh nghiệp đứng trước một thách thức to lớn và quan trọng đó là làm thế nào để có một nguồn tài chính lành mạnh làm yếu tố ban đầu, làm xuất phát điểm cho bước tiến của doanh nghiệp mình trong việc tạo ra một vị trí tốt, một chỗ đứng trong thị trường và đạt được mục tiêu cuối cùng là tối đa hoá giá trị doanh nghiệp.
Để đạt được mục đích đó thì doanh nghiệp phải nắm được mình có những lợi thế gì? mình đang đứng ở vị trí nào trong môi trường cạnh tranh, khả năng và tình hình tài chính của doanh nghiệp mình ra sao, hiệu quả kinh doanh như thế nào?
Vì vậy Doanh nghiệp không có cách nào tốt hơn là phải phân tích tài chính doanh nghiệp để đánh giá hoạt động tài chính thông qua các chỉ tiêu và căn cứ khoa học.
Trong thời gian thực tập tại Công ty Giấy Lửa Việt xuất phát từ tình thực tế của Công ty em nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tài chính doanh nghiệp bởi trong thực tế doanh nghiệp nhiều năm qua làm ăn chưa có hiệu quả mà chủ doanh nghiệp chưa có biện pháp hữu hiệu nào cho việc chuẩn bị để Công ty có một sức bật thoát ra khỏi những khó khăn hiện tại.Vậy nên em xin nghiên cứu về đề tài: “Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp Công ty Giấy Lửa Việt”
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là để thông qua các chỉ tiêu đánh giá thực trạng tình hình tài chính của công ty và tìm ra những bất hợp lý trong sử dụng vốn để từ đó có biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới.
CHUYÊN ĐỀ GỒM CÓ 3 CHƯƠNG:
Chương I: Tổng quan về Công ty Giấy Lửa Việt
Chương II: Thực trạng công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty Giấy Lửa Việt
Chương III: Giải pháp hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty Giấy Lửa Việt
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 159
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 237
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 633
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 310
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 16