Mã tài liệu: 144561
Số trang: 82
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tài chính doanh nghiệp
Việt Nam đã và đang có sự chuyển mình từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN, bao gồm nhiều thành phần trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Trong những năm qua, dù có những tồn tại song các xí nghiệp quốc doanh vẫn giữ vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế, các xí nghiệp, liên hiệp xí nghiệp,... đã ngày càng bộc lộ những yếu kém trong việc gánh vác vai trò nắm giữ các lĩnh vực kinh tế huyết mạch mà Đảng và nhà nước giao phó. Chính vì vậy, theo Quyết định 91/TTg ra ngày 7-3-1994 của Thủ tướng Chính phủ, mô hình Tập đoàn kinh doanh đã ra đời và hoạt động ở Việt Nam. Mô hình này có tác dụng thúc đẩy tích tụ và tập trung, nâng cao khả năng cạnh tranh, đồng thời thực hiện chủ trương xoá bỏ dần chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp trung ương với doanh nghiệp địa phương, tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với mọi thành phần kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Từ khi được thành lập, các tổng công ty được thành lập theo Quyết định 91/TTg bước đầu thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, vừa mới được thành lập, các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định 91/TTg đã không tránh khỏi những khó khăn nhất định khi tiếp cận mô hình hoạt động mới. Trước những thách thức đó, đặc biệt phải đối mặt với xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu, xu hướng hội nhập khu vực ( đặc biệt là tiến trình hội nhập ASEAN ), để tồn tại và phát triển các Tổng công ty được thành lập theo Quyết định 91/TTg phải không ngừng tự đổi mới toàn diện nhằm nâng cao sức cạnh tranh của chính bản thân mình.
Điều hòa vốn là một khía cạnh trong các hoạt động tài chính của các Tổng công ty, là nội dung không thể thiếu để đảm bảo cho hoạt động của Tổng công ty nói chung và việc phân phối vốn nói riêng có hiệu quả. Vốn là điều kiện tiên quyết cho sự hoạt động của mỗi doanh nghiệp, do đó nó phải được đầu tư vào những nơi có khả năng sinh lợi cao nhất. Tuy nhiên, thực hiên điều hòa vốn ra sao vẫn còn là vấn đề gây tranh cãi.
Kết cấu của đề tài :
Chương I: Cơ chế điều hòa vốn trong các Tập đoàn kinh doanh và các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam hiện nay
Chương II: Cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam
Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế điều hòa vốn ở Tổng công ty Giấy Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 93
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16