Mã tài liệu: 123
Số trang: 105
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ như hiện nay, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu và tích cực hợp tác nhiều mặt với các nước trên thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình phát triển kinh tế của mình. Cũng trong xu thế chung đó, Việt Nam đang tham gia ngày một cách tích cực hơn vào các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế. Hàng hóa của Việt Nam đã có mặt tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, thủy sản, dệt may, da giày đã thực sự tạo nên thương hiệu cho hàng hóa Việt Nam và khẳng định được chất lượng, uy tín với các bạn hàng quốc tế.
Đạt được nhiều thành tựu khả quan trong những năm vừa qua nhưng hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam hiện đang gặp phải không ít khó khăn trong quá trình thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài, đặc biệt là các thị trường lớn đầy tiềm năng như EU, Hoa Kỳ. Trong bối cảnh thương mại thế giới ngày càng tự do hơn, các rào cản thương mại truyền thống như thuế quan, hạn ngạch đang dần bị dỡ bỏ thì các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia phát triển đang có xu hướng sử dụng ngày một nhiều các rào cản phi thuế quan nhằm bảo hộ cho nền sản xuất trong nước. Trước làn sóng thâm nhập một cách ồ ạt của hàng nhập khẩu từ các quốc gia đang phát triển với giá cả rẻ hơn rất nhiều, các quốc gia phát triển đã không ngần ngại áp dụng bất kỳ biện pháp nào có thể để bảo vệ ngành sản xuất nội địa của mình, trong đó, kiện bán phá giá là một biện pháp hiện đang được các quốc gia áp dụng khá phổ biến.
Theo thống kê từ năm 1994 đến nay thì Việt Nam đã phải đối mặt với 34 vụ kiện chống bán phá giá, trở thành nước đứng thứ 7 trong số 100 nước bị kiện nhiều nhất trên thế giới với tỉ lệ thua kiện gần 70%. Trong đó EU trở thành thị trường khó tính nhất với 10 vụ kiện, mà trong số đó vụ kiện giày mũ da Việt Nam bán phá giá tại thị trường EU là một điển hình. EU luôn được xác định là thị trường chủ lực và đầy tiềm năng với các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới, tuy nhiên thực tế này cho thấy chúng ta đang phải đối mặt với nguy cơ rất lớn từ các vụ kiện chống bán phá giá tại thị trường này. Trong khi đó, sự hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế nói chung và quy định về chống bán phá giá của EU nói riêng của các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Chính vì vậy mà chúng ta thường bất ngờ và trở nên lúng túng khi phải ứng phó với các vụ kiện loại này từ EU.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1721
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 670
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 1198
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 327
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 294
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 893
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 870
⬇ Lượt tải: 17