Mã tài liệu: 96
Số trang: 60
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trong sự phát triển của nền kinh tế một quốc gia nói chung và quá trình hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng đều chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố có thể là khách quan hoặc chủ quan. Có những tác động tốt, thúc đẩy kinh tế theo hướng tích cực, tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những ảnh hưởng không mong muốn.
Suy thoái là một hiện tượng kinh tế xảy ra do trên thị trường dòng tiền cung và cầu mất cân bằng nghiêm trọng, theo đó vừa xảy ra lạm phát, vừa xảy ra giảm phát. Trên thực tế, suy thoái tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Trong giai đoạn này, tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm sút. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao do hoạt động kinh doanh đình trệ. Cầu về lao động trên thị trường giảm mạnh. Trong suy thoái lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm và giá chứng khoán thường giảm theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh. Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
Cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu xảy ra năm 2008 tới nay đã có những ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế của các nước, trong đó có Việt Nam. Vào đầu tháng 10/2008, IMF ước tính thiệt hại của cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ đã lên đến 1,4 nghìn tỷ USD và ngay sau đó là việc hàng loạt các ngân hàng và tập đoàn tài chính lớn của thế giới tuyên bố phá sản, hoặc được nhà nước cứu bằng quốc hữu hóa, hoặc bị mua lại với giá rẻ mạt. Kéo theo đó là tình trạng suy thoái trên toàn thế giới diễn ra nhanh chóng. IMF nhận định, kinh tế thế giới đã tăng trưởng chậm lại từ mức 5% năm 2007 xuống 3,7% năm 2008 và giảm mạnh chỉ còn khoảng 2,2% vào năm 2009. Tốc độ tăng trưởng ở khu vực các nước kinh tế phát triển giảm 0,3% vào năm 2009.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1117
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 625
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 896
⬇ Lượt tải: 18