Mã tài liệu: 24226
Số trang: 130
Định dạng: docx
Dung lượng file: 824 Kb
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Một trong những đặc trưng quan trọng của tình hình thế giới hiện nay là xu hướng quốc tế hoá và hội nhập kinh tế toàn cầu. Nền kinh tế thế giới phát triển nhanh chóng kéo theo nó là sự chuyên môn hoá và phân công lao động quốc tế ngày một cao. Không một quốc gia nào có thể phát triển mạnh mẽ nếu chỉ bằng con đường tự lực cánh sinh, đặc biệt là với các nước đang phát triển và trình độ kĩ thuật công nghệ còn non kém như Việt Nam. Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã khẳng định: “kiên trì chiến lược hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, từng ngành, từng lĩnh vực trong từng thời kỳ, không ngừng nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường thế giới”.
Việt Nam được coi là một nước có lợi thế so sánh trong xuất khẩu nông sản với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn nhân công dồi dào (70% lao động Việt Nam làm nghề nông). Bên cạnh đó, trong nhiều năm qua xuất khẩu nông sản đã giải quyết được phần lớn công ăn việc làm cho người lao động và mang lại một nguồn ngoại tệ lớn cho quốc gia. Chính vì vậy xuất khẩu nông sản đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá ở nước ta.
Hoà cùng xu thế phát triển của đất nước, Tổng công ty Thương mại Hà Nội (tiền thân là Công ty sản xuất, dịch vụ và xuất nhập khẩu Nam Hà Nội) cũng không ngừng chú trọng và coi đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là lối đi đúng đắn trong chiến lược kinh doanh lâu dài của mình. Song trong giai đoạn hội nhập sôi động như hiện nay thì việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường và khẳng định thương hiệu của Tổng công ty ngày càng trở nên khó khăn hơn, thêm vào đó, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã bắt đầu ảnh hưởng mạnh đến xuất khẩu nông sản (làm tăng chí phí đầu vào, sức mua người tiêu dùng giảm sút…). Do đó làm thế nào để khắc phục được nhanh chóng những ảnh hưởng tiêu cực trên đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu nông sản của Tổng công ty trong thời gian tới đang trở thành một vấn đề cấp thiết cần phải được giải quyết.
ngoài phần mở đầu, kết luận thì luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan chung về hoạt động thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản tại doanh nghiệp.
Chương 2: Tình hình thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty Thương mại Hà Nội Hapro trong những năm gần đây.
Chương 3: Các giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Hapro trong bối cảnh kinh tế hiện nay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 354
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 330
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 355
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16