Mã tài liệu: 80
Số trang: 49
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Kinh tế thế giới đã trải qua một năm 2009 đầy khó khăn và đang có dấu hiệu phục hồi. Tuy nhiên, những thiệt hại mà suy thoái gây ra cho kinh tế thế giới là không hề nhỏ. Cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã nhanh chóng lan rộng ra toàn cầu, kéo theo đó là tình trạng suy thoái diễn ra trên toàn thế giới. Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) nhận định, kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại từ mức 5% năm 2007 xuống 3,7% năm 2008 và chỉ còn 2,2% vào năm 2009. Tốc độ tăng trưởng ở khu vục các nước kinh tế phát triển dự báo giảm 0.3% năm 2009. Tốc độ suy thoái mạnh nhất rơi vào quý 4/2008 và quý 1/2009. Một số nền kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và các quốc gia ở châu Âu cũng đang đứng trước tình trạng suy thoái kinh tế trầm trọng nhất kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai trở lại đây. Dự đoán năm 2009, mức suy thoái tại Mỹ là 0,9%, Nhật Bản là 0,1% và các nước thuộc EU là 0,5%. Cũng theo nhận định này, tỷ lệ thất nghiệp bình quân của các nền kinh tế trong tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là gần 9%. Tại Mỹ, nơi suy thoái bắt đầu sớm hơn các nơi khác, đội ngũ thất nghiệp năm 2009 đã tăng lên gấp đôi so với năm 2008. Tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao cũng đang là nỗi lo cho các quốc gia.
Suy thoái kinh tế tác động trực tiếp đến mọi mặt cũng như mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, không ngoại trừ một quốc gia nào. Nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là từ khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) nên khó có thể tránh khỏi những tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu. Một trong những tác động tiêu cực lớn nhất, trực tiếp nhất, sớm nhất của cuộc suy thoái kinh tế thế giới đối với Việt Nam là lĩnh vực nhập khẩu ở tất cả các mặt: thị trường, giá cả, thanh toán và nguồn hàng, trong đó nổi bật là thị trường và giá cả. Minh chứng cho điều này là sự sụt giảm của kim ngạch nhập khẩu. Nếu như kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của nước ta năm 2008 đạt 80,4 tỷ USD thì đến năm 2009 giảm xuống chỉ còn 68,8 tỷ USD, giảm 14,7% so với năm 2008, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 43,9 tỷ USD, giảm 16,8%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 24,9 tỷ USD, giảm 10,8%. Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá của hàng hoá nhập khẩu giảm mạnh. Thêm vào đó là tình trạng tỷ lệ thất nghiệp ngày càng tăng cao cùng với những lo ngại về sự xấu đi của nền kinh tế trong tương lai gần buộc người dân phải cắt giảm chi tiêu và ưu tiên hơn đối với những mặt hàng thiết yếu, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng bị co lại. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho kim ngạch nhập khẩu hàng hoá bị sụt giảm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 897
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 4072
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 3077
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1118
⬇ Lượt tải: 17