Mã tài liệu: 88
Số trang: 58
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị thương mại quốc tế
Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, ngành cà phê Việt Nam đã có bước tiến vượt bậc trong sản xuất và xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Braxin và là nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối (robusta) với chất lượng tốt trên thế giới. Xuất khẩu cà phê hiện chiếm khoảng 13% tổng giá trị xuất khẩu nông sản Việt Nam và chiếm tới 10% thị phần cà phê toàn cầu. Năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu 1,2 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch trên 1,8 tỷ USD, tăng 22,3% về lượng và 50% về kim ngạch so với năm 2006. Năm 2009, xuất khẩu đạt 1,15 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 1,75 tỷ USD. So với năm 2008, xuất khẩu cà phê năm 2009 tăng 14,9% về lượng nhưng giảm 19,2% về giá do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Với mức tăng này cà phê đang là mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong nhóm hàng nông, lâm sản và là một trong 10 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD. Năm 2007 cũng là năm đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cà phê vượt kim ngạch xuất khẩu gạo với mức 13%. Theo đường lối của Đảng và nhà nước, trong những năm tới ngành cà phê Việt Nam sẽ chú trọng mở rộng chủng loại mặt hàng; sản xuất cà phê chất lượng cao; đổi mới công nghệ, thiết bị chế biến, khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm nhà nước phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu. Cà phê hiện vẫn được coi là một trong những cây trồng chiến lược trong quá trình phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam, xoá đói giảm nghèo và làm giàu cho người nông dân.
Việt Nam đang trên đà đổi mới theo hướng kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, và đang trong bối cảnh Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới mang nhiều tính cạnh tranh và năng động. Các thuật ngữ và kiến thức về Quản trị chuỗi cung ứng chỉ mới thực sự biết đến ở Việt Nam trong những năm gần đây, tuy nhiên nó lại nhận được sự quan tâm đặc biệt vì tầm quan trọng của nó. Đối với các công ty, quản trị chuỗi cung ứng (SMC) có vai trò rất to lớn, bởi SMC giải quyết cả đầu ra lẫn đầu vào của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Nhờ có thể thay đổi các nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc tối ưu hóa quá trình luân chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ và SCM có thể giúp tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo AMR Research yếu tố cơ bản để cạnh tranh ngày nay trong các công ty hàng đầu là sở hữu một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn đối thủ. Nói cách khác, SCM không còn là một chức năng mang tính hoạt động của các công ty hàng đầu mà trở thành một bộ phận chiến lược của công ty.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 259
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 399
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 329
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 3278
⬇ Lượt tải: 22