Mã tài liệu: 92644
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file: 82 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Trong hơn mười năm "Đổi mới", Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân, nâng cao vị thế của đất nứơc trên trường quốc tế. Bước sang thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam tuy chưa "sánh ngang được các cường quốc năm châu" nhưng đã "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn "trong mắt bạn bè quốc tế.
Thực hiện cơ chế mở cửa là một tất yếu khách quan đối với bất kì một quốc gia nào nếu muốn phát triển, nhất là trong thời đại ngày nay khi các cụm từ như "toàn cầu hoá"(globalization) hay "hợp tác hoạt động" (co_operation) được nhắc tới thường xuyên không chỉ trên diễn đàn quốc tế mà còn trong nhiều hoạt động thường ngày. Trong xu thế đó, cùng với sự nhận thức về nội lực đất nứơc, Việt Nam bắt đầu con đường đi lên công nghiệp hoá _hiện đại hoá đất nước bằng chính sách hướng ra xuất khẩu với những mặt hàng tận dụng lợi thế về lao động, tài nguyên của quốc gia như dầu thô, dệt may, giày dép, nông sản, thuỷ sản. . Hiện nay đây vẫn là hướng đi chính của thương mại Việt Nam. Tuy nhiên chính sách này cần được đổi mới trong một vài năm tới do những thay đổi về chính sách của một số quốc gia đối tác cũng như cần nâng cao vị thế cho các sản phẩm của Việt Nam.
Một trong số những đối tác thương mại chính của Việt Nam trong thời gian qua và sẽ tiếp tục là bạn hàng quan trọng trong những năm tới là EU. Quan hệ thương mại Việt Nam _EU không ngừng phát triển cùng với tiến trình hợp tác của EU và đà lớn mạnh của nền kinh tế Việt Nam do chính sách "Đổi mới"mang lại. Giày dép hiện nay là mặt hàng xuất khẩu vào EU lớn nhất của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm vào thị trường này luôn tăng với tốc độ khá cao. Đây là mặt hàng được EU dành cho những ưu đãi về thuế quan và nó cũng đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu về giày dép cho thị trường thống nhất và rộng lớn này. Tuy nhiên đến năm 2005, giày dép sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức do sự thay đổi ưu đãi về thuế, do sức ép cạnh tranh của nhiều sản phẩm cùng loại, hoặc cũng có thể do sự phát triển kinh tế không khả quan của nền kinh tế EU sẽ ảnh hưởng tới sức mua. Chính vì vậy ngành giày dép Việt Nam cần có những bước đổi mới tích cực hơn nữa. Không phải chỉ từ phía Nhà nước mà bản thân các doanh nghiệp phải năng động hơn trong việc tìm kiếm những con đường đi cho sản phẩm của mình đến được với thị trường EU.
Nắm bắt được tính thực tiễn của vấn đề này, em đã lựa chọn vấn đề "Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU"làm đề tài cho đề án môn học của mình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 35
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 1034
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 441
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 185
⬇ Lượt tải: 4
Những tài liệu bạn đã xem