Mã tài liệu: 65370
Số trang: 9
Định dạng: docx
Dung lượng file: 81 Kb
Chuyên mục: Quản trị nhân lực
Trong các nền kinh tế, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thường có số lượng đông đảo, chiếm tỷ trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp và đóng góp đáng kể vào tổng sản lượng và tạo việc làm cho xã hội. ở phần lớn các nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn nên có vai trò ổn định nền kinh tế. Hơn nữa, do qui mô nhỏ, dễ dàng điều chỉnh, nên làm cho nền kinh tế năng động hơn. Như vậy, có thể khẳng định các DNNVV giữ vai trò quan trọng trong các nền kinh tế.
Ở nước ta hiện nay, DNNVV hiện đang chiếm hơn 95% số lượng cơ sở sản xuất kinh doanh của cả nước. Các doanh nghiệp này đã không ngừng phát triển, từng bước khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế đất nước. Cùng với sự phát triển vượt bậc về số lượng, các DNNVV đã hoạt động năng động hơn và có hiệu quả hơn, vươn lên đóng góp vào nền kinh tế của đất nước, với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc. Các DNNVV còn tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tổng công ty nhà nước, các tập đoàn xuyên quốc gia... đây là một hướng phát triển mới, hết sức quan trọng để thúc đẩy nhanh sự phát triển của các DNNVV.
Trong thời gian qua, nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ các DNNVV phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, các DNNVV phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa có nhiều doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh vươn ra bên ngoài, nhiều doanh nghiệp còn thiếu vốn, công nghệ lạc hậu, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Một trong những khó khăn hiện nay mà nhiều doanh nghiệp gặp phải là thiếu đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Có thể nói trình độ học vấn của cả người lao động và của chủ các DNNVV là rất thấp. Trong số hơn 25% lao động có chuyên môn thì chỉ 6% lao động có trình độ cao đẳng và đại học. Quy mô nhỏ lại luôn khó khăn về vốn nên hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đủ kinh phí để đầu tư, nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động.
Qua thực tế, trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực căn bản và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Như vậy, cùng với những cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, phát tiển kỹ thuật và công nghệ thì việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực trong các DNNVV ở nước ta là một vấn đề bức xúc, để giữ vững và phát huy tốt vai trò của các DNNVV trong bối cảnh hiện nay, nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Kết cấu đề tài này gồm:
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về doanh nghiệp, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng nguồn nhân lực và vấn đề phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa ở Hà Nội hiện nay
Chương III: Một số giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh nhỏ và vừa ở Hà Nội trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 281
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 5
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 383
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 902
⬇ Lượt tải: 17