Nhóm 3
Bài tập nhóm số 2
Đề bài: Phân biệt trường phái Pháp trị
Trường phái pháp trị:
Đại diện tiêu biểu của trường phái pháp trị là Hàn Phi một danh sĩ đời Tần Thủy Hoàng
· Nội dung của trường phái pháp trị thể hiện chủ yếu trong tác phẩm “ Hàn Phi Tử” Tư tưởng quản trị nhân lực trong học thuyết của Hàn Phi Tử dựa trên cơ sở nhận thức về bản chất con người. Phần lớn con người ngoại trừ 1 số ít thánh nhân đều:
+ Tranh nhau vì lợi.
+ Lười biếng, Khi có dư ăn rồi thì không làm nữa.
+ Chỉ phục tùng quyền lực.
· Xây dựng nên 1 học thuyết quản trị nhân lực xoay quanh 3 phạm trù: Pháp, thế, thuật.(pháp là hiệu lệnh, thế là quyền thế và địa vị của nhà quản trị để thực thi bảo vệ pháp, thuật là cách thức, nghệ thuật ứng xử của nhà quản trị để chi mọi người phải tuân thủ những quy định của pháp). Pháp và thế ổn định còn thuật thì bí mật, biến hỳa.
Trong học thuyết của mình , Hàn Phi đã chỉ rõ và cụ thể hỳa các nội dung liên quan đến
+ Sử dụng nhân sự (Dùng người phải đúng hình danh, đúng theo quy trình khách quan)
+ Đãi ngộ nhân sự.( theo nguyên tắc, quy chế chứ không theo ý riêng, thưởng phạt theo quy định rõ ràng).
· Tư tưởng xuyên suốt trong học thuyết này đó là tính thực tế .
** Liên hệ
Một nền pháp trị mới đòi hỏi mọi công dân từ người thứ dân bình thường cho tới người lãnh đạo cao nhất của đất nước phải theo một nền đạo đức mới...
Trong lịch sử Trung Quốc có hai trường phái trị nước: pháp trị và đức trị. Nhờ một nền pháp trị khốc liệt Tần Thủy Hoàng đã thẳng tay trừng trị các nhà Nho theo thuyết đức trị của Khổng giáo và thống nhất được một đất nước rộng lớn. Sau khi cách mạng thắng lợi Mao Trạch Đông đã lựa chọn pháp trị, ca tụng Tần Thủy Hoàng, tán thành phê Lâm phê Khổng trong Đại Cách mạng văn hỳa.
Ở nước ta, Hồ Chí Minh bằng tấm gương đạo đức của bản thân đã chinh phục được trái tim và khối óc của nhân dân cả nước, thuyết phục được các sĩ phu yêu nước cũ điển hình là Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại và tầng lớp trí thức tân học theo Người. Thực hiện đức trị, trong suốt thời kháng chiến chống Pháp, Người chỉ xử tử có một người: Trần Dụ Châu.