Mã tài liệu: 393
Số trang: 62
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị marketing
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Trên thế giới hiện nay xu hướng tự do hóa thương mại và toàn cầu hóa đang diễn ra rất sôi động và ngày càng tác động sâu sắc đến nền kinh tế của các quốc gia. Xác định được tầm quan trọng của hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang tích cực chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Minh chứng tiêu biểu cho quá trình này là chúng ta đã là thành viên chính thức thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO. Mở cửa và hội nhập hứa hẹn mang lại một thị trường rộng lớn, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và Công ty xuất khẩu dệt may nói riêng, có thể vươn xa hơn ra thị trường thế giới. Ông Nguyễn Đình Trường, Tổng giám đốc Tổng Công ty May Việt Tiến cho biết, gia nhập WTO sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp may xuất khẩu khi không bị áp hạn ngạch.
Giá cả, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng của các doanh nghiệp sẽ được bình đẳng với các nước và ngành may Việt Nam có điều kiện huy động tối đa năng lực thiết bị và tay nghề hiện có.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã có uy tín trên thị trường quốc tế, được khách hàng trong và ngoài nước biết đến như Việt Tiến, Nhà Bè, Phương Đông, May Sài Gòn 3, May 10
Tuy vậy, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, tốc độ tăng trưởng 20%/năm, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Với những lợi thế riêng biệt như vốn đầu tư không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động và có nhiều điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, ngành dệt may đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, phải cạnh tranh ngang bằng với các cường quốc xuất khẩu lớn. Như vậy, việc hội nhập kinh tế quốc tế là cả một quá trình lâu dài, ở đó cơ hội và thách thức luôn song hành với nhau. Không có con đường nào khác, ngoài việc tìm kiếm thị trường mới, cần phải củng cố, nuôi dưỡng thị trường truyền thống.. Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong những năm gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến các thị trường chính của công ty là Mỹ và EU đang sụt giảm. Vì vậy, các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH sản xuất & thương mại Tân Bắc Đô nói riêng cần phải đưa ra các chính sách marketing cho sản phẩm dệt may xuất khẩu của mình một cách phù hợp và mang tính chiến lược.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 263
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 306
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 169
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 233
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 209
⬇ Lượt tải: 3
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 776
⬇ Lượt tải: 16