Mã tài liệu: 133518
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Quản trị marketing
Sau 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đang từng bước thay đổi, cùng hoà nhập chung vào nền kinh tế thị trường đầy sôi động của khu vực cũng như của thế giới. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế là sự thay đổi về cách nhìn nhận hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp từ khâu hậu cần kinh doanh đến khâu tiêu thụ, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhà nước. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp nước ta đã tỏ ra lúng túng trước sự đổi mới, làm ăn thua lỗ hoặc không có hiểu quả, thậm chí dẫn đến phá sản. Sở dĩ như vậy là do các doanh nghiệp chưa có được nhiều sự hiểu biết về việc điều hành hoạt động quản trị kinh doanh nói chung và công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm nói riêng trong nền kinh tế thị trường.
Nếu như trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh theo chỉ tiêu pháp lệnh của nhà nước, việc sản xuất và tiêu thụ đều do nhà nước chỉ đạo thì trong cơ chế thị trường hiện nay đặt ra câu hỏi cho các doanh nghiệp là sản xuất cái gì? bằng cách nào? và cho ai?. Những câu hỏi này doanh nghiệp phải tự mình tìm cách trả lời, đó là vấn đề cấp thiết đối với các doanh nghiệp nếu như doanh nghiệp muốn đạt được mục tiêu của mình (lợi nhuận, vị thế và an toàn). Trong giai đoạn hiện nay, cùng với sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một số mặt hàng giống nhau thì vấn đề tiêu thụ sản phẩm ngày càng trở nên khó khăn hơn.
đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại thì hoạt động tiêu thụ được đặt lên hàng đầu, nó quyết định doanh nghiệp tồn tại hay phá sản. Việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ thì càng có khả năng thu hồi vốn nhanh, đẩy nhanh tốc độ vòng quay của vốn, góp phần nâng cao hiệu suất sử dụng đồng vốn, tăng thu lợi nhận, nâng cao đời sống cho người lao động, khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm? Đó là cả một quá trình nghiên cứu, tìm tòi, phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tìm hiểu thị trường, các đối thủ cạnh tranh... cũng như sự linh động sáng tạo của các nhà quản trị trong việc ra quyết định, tìm hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp.
Vận dụng các kiến thức đã học tại trường cùng với quá trình thực tập tìm hiểu thực tế tại Công ty thực phẩm, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cho hoạt động tiêu thụ thông qua chuyên đề “ Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ ở Công ty Thực Phẩm Hà Nội”.
Kết cấu đề tài:
Chương I : Tiêu thụ sản phẩm và vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp
Chương II : Phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thực Phẩm Hà nội
Chương III : Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở Công ty Thực Phẩm Hà nội
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 643
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 145
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 102
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 16