Mã tài liệu: 88703
Số trang: 63
Định dạng: docx
Dung lượng file: 632 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
Pháp luật về khiếu nại, tố cáo của nước ta đã có bề dày nhiều thập kỷ hình thành và phát triển. Pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam tuy ra đời muộn hơn nhưng cũng đã trả qua trên 12 năm thực tiễn. Luật Khiếu nại, tố cáo cũng như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là những văn bản pháp luật có ý nghĩa thiết thực, có vị trí quan trọng trong hệ thống pháp luật quốc gia. Hai văn bản này ghi nhận quyền phản kháng và tạo khả năng để người dân được khôi phục những quyền, lợi ích chính đáng trong trường hợp bị xâm hại bởi những quyết định hành chính, hành vi hành chính có dấu hiệu trái pháp luật. Tuy có thời điểm ra đời không giống nhau nhưng trong lần sửa đổi gần đây nhất, cả Luật Khiếu nại, tố cáo lẫn Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đều có những sự điều chỉnh đối ứng. Điều đó chứng tỏ khiếu nại hành chính và khởi kiện hành có khả năng chi phối lẫn nhau và giữa chúng có một mối quan hệ tồn tại khách quan. Quy định của pháp luật quyết định những biểu hiện của mối quan hệ đó còn mức độ biểu hiện lại do thực tiễn áp dụng pháp luật quyết định. Vấn đề này bởi vậy khá phức tạp và mang tính trừu tượng cao. Nói đến mối quan hệ khiếu nại – khởi kiện trong lĩnh vực hành chính chúng ta không chỉ đề cập đến mối quan hệ giữa quyền khiếu nại hành chính và quyền khởi kiện hành chính mà còn phải làm rõ sự tương hỗ cũng như cản trở lẫn nhau giữa phương thức khiếu nại và phương thức khởi kiện trong việc giải quyết các tranh chấp hành chính. Nghiên cứu về sự tương hỗ và cản trở nói trên, nhiều công trình khoa học đã được ra đời. Tuy nhiên những công trình này hoặc tiếp cận từ góc độ tài phán, hoặc tiếp cận từ góc độ cơ chế giải quyết, hoặc đứng dưới góc nhìn so sánh. Trong bối cảnh như vậy, việc đi sâu phân tích bản chất mối quan hệ khiếu nại – khởi kiện hành chính với tư cách trọng tâm nghiên cứu gặp phải không ít khó khăn. Song những khó khăn này càng khẳng định tính cấp thiết của việc nghiên cứu, đặc biệt là khi pháp luật Việt Nam chưa có quy định trực tiếp ghi nhận tương quan vị trí giữa khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về khiếu nại hành chính và khởi kiện hành chính
Chương 2: Thực trạng mối quan hệ khiếu nại và khởi kiện hành chính ở Việt Nam – Giải pháp hoàn thiện
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 451
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 4619
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 1498
⬇ Lượt tải: 18