Mã tài liệu: 222617
Số trang: 144
Định dạng: docx
Dung lượng file: 866 Kb
Chuyên mục: Quản trị marketing
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay tiêu thụ nội địa mới chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Việc làm thế nào để có thể chiếm lĩnh được thị trường hàng dệt may nội địa đang là mối quan tâm của nhiều doanh nghiệp dệt may trong nước trước cuộc “đổ bộ” của nhiều nhãn hiệu thời trang danh tiếng nước ngoài đang vào thị trường Việt Nam, trong đó, thách thức lớn nhất là hàng thời trang của Trung Quốc. Đây là những vấn đề đặt ra tại Diễn đàn “Thương hiệu cho doanh nghiệp dệt may tại thị trường nội địa”, do Hiệp hội Dệt may Việt Nam, tổ chức tại TPHCM, vào ngày 31-5-2007. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, với 85 triệu dân hiện nay và sẽ tăng lên 100 triệu dân trong năm 2015, thị trường tiêu thụ nội địa rất lớn, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may không thể bỏ qua cơ hội để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Năm 2006, tổng tiêu thụ nội địa ước đạt 1,8 tỷ USD, trong khi đó, xuất khẩu dệt may đạt gần 6 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trong tiêu thụ hàng nội địa đạt khoảng 15%/năm, nhưng thực tế chỉ chiếm 1/4 năng lực sản xuất. Phần lớn doanh nghiệp dệt may trong nước chỉ chú trọng đầu tư để xuất khẩu là chính, chưa quan tâm nhiều cho phát triển xây dựng thương hiệu tại thị trường nội địa. Các doanh nghiệp phải xác định, dùng thị trường nội địa làm căn bản, thị trường xuất khẩu là động lực phát triển của ngành dệt may. Khi gia nhập WTO, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu và đón nhận đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt may. Tuy nhiên, thị trường nội địa cũng sẽ đối mặt với nhiều cạnh tranh mới về giá cả, nhất là đối với hàng thời trang Trung Quốc. Hiện thuế nhập khẩu hàng Trung Quốc đi qua đường chính ngạch vào Việt Nam chỉ còn 10%, thay vì 40%-50% như trước đây. Mặt khác, sau khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) mở phiên điều trần giám sát áp thuế chống phá giá đối với hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ (ngày 24-4), các nhà nhập khẩu Mỹ rất e dè, giảm đơn đặt hàng để tránh rủi ro có thể xảy ra. Điều này đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và nhà nhập khẩu Mỹ.
Trước tình hình đó việc chú trọng thị trường nội địa là một bước đi quan trọng. Công ty Cổ phần May 10 với thương hiệu áo sơmi nam vốn rất nổi tiếng và được ưa chuộng trên thị trường Việt nam, nhất là thị trường Miền Bắc, nay đang mất dần ưu thế. Một trong những nguyên nhân của vấn đề này là hoạt động marketing hỗn hợp cho dòng sản phẩm này của công ty trong thời gian qua còn thiếu nhất quán và chưa có hiệu quả. Trong khi đó các nhãn hiệu lớn như Việt Tiến, Nhà Bè, Pierre Cardin, cũng với sản phẩm chủ lực là áo sơmi nam đang phát triển mạnh và thâm nhập ra thị trường Miền Bắc. Hơn nữa, xu hướng giảm thuế nhập khẩu và sự xâm nhập của dòng hàng chất lượng cao nhập khẩu từ nước ngoài sẽ làm cho thị trường áo sơmi nam cạnh tranh khốc liệt. Điều này, đặt ra cho Công ty yêu cầu cấp thiết phải cải tiến những giải pháp thích hợp để tăng cường sức cạnh tranh của sản phẩm áo sơmi nam của mình, trong đó giải pháp marketing hỗn hợp đối với sản phẩm này có vai trò quan trọng trong việc chiếm lĩnh và khai thác thị trường nội địa đầy tiềm năng của công ty. Xuất phát từ lý do dó em xin lựa chọn đề tài: “Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10 tại thị trường Việt nam” cho luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
- Nhận thức lý thuyết và thực tiễn về marketing hỗn hợp trong kinh doanh nói chung và kinh doanh sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt nam nói riêng.
- Các yếu tố chi phối ảnh hưởng tới hoạt động marketing hỗn hợp của doanh nghiệp.
- Phân tích thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp đối với sản phẩm áo sơmi nam của Công ty cổ phần may 10.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện các hoạt động marketing hỗn hợp của Công ty cổ phần may 10 cho sản phẩm áo so mi nam, trên cơ sở phân tích môi trường marketing, phân tích cạnh tranh ngành may mặc trên thị trường nội địa và phân tích SWOT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn chỉ tập trung các giải pháp Marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty cổ phần may 10 tại thị trường Việt nam, không đề xuất các giải pháp về hoạt động kinh doanh khác cũng như các hoạt động marketing đối với hàng may xuất khẩu và các tuyến sản phẩm khác của công ty.
- Việc phân tích ảnh hưởng môi trường marketing, phân tích cạnh tranh ngành, phân tích mô hình SWOT chủ yếu tập trung đối với sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường nội địa.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử làm công cụ chủ đạo để thực hiện đề tài, đồng thời kết hợp chặt chẽ phương pháp lịch sử, logic, phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, so sánh, đối chiếu phân tích tổng hợp.
- Áp dụng lý thuyết marketing hiện đại.
5. Những đóng góp của luận văn
- Về lý luận: vận dụng lý thuyết marketing hỗn hợp đối với việc kinh doanh sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt nam
- Về thực tiễn: đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của công ty cp may 10.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10 trên thị trường Việt Nam
Chương II: Phân tích các yếu tố chi phối đến marketing hỗn hợp đối với sản phẩm áo sơmi nam của Công ty Cổ phần May 10
Chương III: Hoàn thiện hoạt động marketing hỗn hợp cho sản phẩm áo sơmi nam trên thị trường Việt Nam của Công ty cổ phần May 10
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM 4
1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 4
[FONT="]1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty CP May 10 . 4
1.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty . 8
1.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠ MI NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 10
1.2.1. Chính sách sản phẩm . 10
1.2.2. Chính sách giá 19
1.2.3 Chính sách phân phối . 23
1.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP 37
1.3.1 Kết quả đạt được . 37
1.3.2 Hạn chế . 39
1.3.3 Nguyên nhân hạn chế . 41
Chương II: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI ĐẾN MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM CỦA CÔNG TY CP MAY 10 44
2.1 ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM, THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG . 44
2.1.1 Đặc điểm sản phẩm áo sơmi nam 44
2.1.2 Đặc điểm thị trường - khách hàng . 45
2.2 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG MARKETING 55
2.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường vi mô . 55
2.3 PHÂN TÍCH ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 73
2.3.1 Các doanh nghiệp trong nước . 73
2.3.2 Đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm ngoại nhập . 77
2.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 79
2.4.1. Các điểm mạnh và điểm yếu của công ty 79
2.4.2. Các cơ hội và thách thức . 82
2.4.3. Các kết hợp điểm mạnh, yếu của công ty để khai thác cơ hội thị trường và khắc phục điểm yếu, hạn chế rủi ro có thể có 85
Chương III: HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP CHO SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10 87
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY VÀ SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM 87
3.1.1. Quan điểm phát triển của công ty cổ phần May 10 87
3.1.2. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty 87
3.1.3 Mục tiêu chiến lược marketing cho áo sơmi nam . 89
3.2. CÁC GIẢI PHÁP MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM 91
3.2.1 Chính sách sản phẩm 91
3.2.2 Chính sách giá . 99
3.2.3. Chính sách phân phối 102
3.2.4 Chính sách xúc tiến và khuyếch trương . 113
3.2.5 Tương tác giữa các biện pháp trong marketing – mix 121
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN NHẰM HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG MARKETING HỖN HỢP ĐỐI VỚI SẢN PHẨM ÁO SƠMI NAM. 123
3.3.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm công tác Marketing 123
3.3.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing 124
3.4 KIẾN NGHỊ . 126
3.4.1 Kiến nghị với nhà nước . 126
3.4.2 Kiến nghị với Tập đoàn dệt may (Vinatex) . 128
KẾT LUẬN 13
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 230
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 942
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 378
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 849
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 255
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 278
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 268
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 173
⬇ Lượt tải: 2
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 19